Chủ trƣơng, đƣờng lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về lãnh đạo thực hiện công tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng thơng qua cơng tác

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 87 - 89)

- Tạp chí Kiểm tra

3.1.1.Chủ trƣơng, đƣờng lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về lãnh đạo thực hiện công tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng thơng qua cơng tác

thực hiện công tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng thơng qua cơng tác kiểm tra của Đảng (từ 2006 đến nay)

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi tham nhũng là nguy cơ lớn, là “quốc nạn” của đất nước và luôn khẳng định quyết tâm đấu tranh PCTN. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: "Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và tồn bộ hệ thống chính trị ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở. Gắn chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, bn lậu, đặc biệt chống các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính" [22, tr.34]. Nghị quyết Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: "Tăng cường phịng ngừa và chống tham nhũng, lãng phí là địi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống cịn của chế độ ta". Để cụ thể hóa quan điểm của Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X về PCTN, lãng phí, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 Khóa X đã đưa ra mục tiêu: “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, cơng chức kỷ cương, liêm chính”. Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định PCTN là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu phải gương mẫu trong đấu tranh PCTN. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI với nội dung “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã xác định PCTN, lãng phí là một trong các giải pháp quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Đặc biệt, Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã xác định “đẩy mạnh đấu tranh PCTN, lãng phí, quan liêu” là một trong những phương hướng nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng trong suốt nhiệm kỳ. Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh đấu tranh PCTN, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài phải kiên quyết PCTN, lãng phí; chủ động phịng ngừa, khơng để xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí” [27, tr.221].

Về cơng tác kiểm tra của Đảng đối với PCTN, Đại hội X của Đảng đã bổ sung chức năng giám sát cho các tổ chức đảng. Điều lệ Đảng đã quy định: "Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng” [23, tr.23]. Tiếp đó Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác PCTN, lãng phí; nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng đã ra Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI, 2012) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác PCTN, lãng phí”; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07-12-2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ...nhờ đó cơng tác PCTN đã được tiến hành khá mạnh mẽ, hầu hết các cấp ủy đã ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết và chỉ thị của Đảng về PCTN, lãng phí. Điều lệ Đảng quy định mọi cán bộ, đảng viên ở mọi ngành, mọi lĩnh vực ở Trung ương hay địa phương đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng, bất kể người đó giữ chức vụ cao hay thấp, tuổi đảng nhiều hay ít.

Như vậy, Đảng ta xác định đấu tranh PCTN là một bộ phận hợp thành của sự nghiệp cách mạng của tồn Đảng, tồn dân. Cơng tác đấu tranh PCTN đòi hỏi phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp; đấu tranh PCTN có hiệu quả là góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp đổi mới và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đó cũng là cơ sở chính trị đặc biệt quan trọng để Nhà nước xây dựng, ban hành thể chế,

chính sách phục vụ cơng tác đấu tranh PCTN. Đây là thành tựu quan trọng về mặt lý luận, soi sáng cho thực tiễn đấu tranh PCTN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 87 - 89)