Thực trạng thể chế hóa đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng về phòng, chống tham nhũng trong bộ máy nhà nƣớc và cơ quan hành chính nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 89 - 94)

- Tạp chí Kiểm tra

3.1.2.Thực trạng thể chế hóa đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng về phòng, chống tham nhũng trong bộ máy nhà nƣớc và cơ quan hành chính nhà nƣớc

chống tham nhũng trong bộ máy nhà nƣớc và cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng

Thời gian qua, nhận thức rõ tác hại của tham nhũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Khẳng định quyết tâm bài trừ, ngăn chặn tệ nạn tham nhũng, duy trì sự ổn định trật tự xã hội để phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, giải pháp tích cực tích cực để xây dựng và hoàn thiện thể chế về PCTN tạo cơ sở pháp lý cho công tác PCTN.

Nhiều quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước được ban hành nhằm tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và PCTN, vừa có tác dụng giáo dục, răn đe, ngăn chặn, vừa là căn cứ để phát hiện và xử lý các sai phạm. Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan tham mưu của Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp mới, mạnh mẽ, quyết liệt về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và PCTN; nhiều quy định, nghị quyết được quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đi vào cuộc sống, có tác dụng cảnh báo, phịng ngừa có hiệu quả. Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành chức năng đã quan tâm rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều quy định pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN; khắc phục một bước những sơ hở, bất cập trong các quy định của pháp luật làm phát sinh tiêu cực, tham nhũng. Có thể nói, đến nay các chủ trương của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật PCTN về cơ bản đã tương đối đủ và phù hợp sát thực tiễn và thơng lệ quốc tế.

Trong đó, nổi bật là cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với cơng cuộc PCTN được thể hiện qua các nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý và hệ thống thể chế. Quốc hội ban hành Luật PCTN năm 2005, sửa đổi bổ sung 2 lần vào năm 2007 và 2012. Việt Nam cũng đã phê chuẩn tham gia Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2009. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng đã ban hành nhiều luật, bộ luật như Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật đất đai, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật Hải quan, Luật về Thuế, Luật cán bộ, cơng chức,…Cụ thể hóa các văn bản trên, Nghị định số 68/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập là bước tiến lớn trong nhận thức của Chính phủ Việt Nam về cơng cụ PCTN.

Kết quả 10 tổng kết thực hiện Luật PCTN Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 30 nghị định, quyết định, chỉ thị để cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) và Luật PCTN, qua đó đã quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện hầu hết các quy định của Luật PCTN. Các bộ, ngành, địa phương cũng đã ban hành gần 42.170 văn bản mới; sửa đổi, bổ sung trên 55.416 văn bản để thực hiện Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tiếp sau đó thực hiện các giải pháp PCTN của Đại hội Đảng lần thứ XII về “tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, bổ sung, sửa đổi, hồn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để bảo đảm cơng tác PCTN có hiệu lực, hiệu quả...

xây dựng và hồn thiện thể chế quản lý kinh tế - xã hội, tổ chức - bộ máy nhà nước, hệ thống chính trị và thể chế về PCTN theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng”, công tác hồn thiện thể chế PCTN và hồn thiện chính sách kinh tế - xã hội để PCTN trong thời gian qua đạt một số kết quả tích cực.

Đã tiến hành sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật quan trọng, đóng vai trị chủ đạo trong cơng tác PCTN, điển hình là việc sửa đổi các quy định của Bộ luật hình sự về các tội phạm tham nhũng, chức vụ và sửa đổi tồn diện Luật Phịng, chống tham nhũng để phù hợp với tình hình mới. Nội dung cốt lõi của Luật PCTN (sửa đổi) là lấy phòng ngừa tham nhũng là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Luật nêu rõ các hành vi tham nhũng, các hành vi bị nghiêm cấm. Về trách nhiệm của cơ quan báo chí, nhà báo, luật quy định: Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm đấu tranh chống tham nhũng, đưa tin về hoạt động PCTN và vụ việc tham nhũng. Cơ quan báo chí, nhà báo có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thơng tin liên quan đến hành vi tham nhũng. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được u cầu có trách nhiệm cung cấp thơng tin theo quy định của pháp luật về báo chí và quy định khác của pháp luật có liên quan. Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm phản ánh khách quan, trung thực và chấp hành các quy định khác của pháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp khi đưa tin về hoạt động PCTN và vụ việc tham nhũng. Việc sửa đổi nội dung của các văn bản này, một mặt nhằm đáp ứng giải quyết các yêu cầu của thực tiễn, mặt khác cũng hài hịa hóa các quy định của pháp luật Việt Nam với các chuẩn mực quốc tế về vấn đề này, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng và thu hồi tài

sản tham nhũng. Các quy định này đã và đang được triển khai áp dụng trên thực tế sẽ trở thành một hệ thống cơng cụ pháp lý đấu tranh có hiệu quả hơn đối với tham nhũng.

Nội dung sửa đổi, bổ sung thể chế về PCTN đã đề cập đến những nội dung cơ bản, hết sức quan trọng góp phần vào hiệu quả của cơng tác phịng, chống tham nhũng như vấn đề mở rộng đấu tranh phịng, chống tham nhũng ra khu vực ngồi Nhà nước (Bộ luật Hình sự quy định 04 tội phạm tham nhũng trong khu vực ngồi Nhà nước bao gồm tội tham ơ, tội đưa hối lộ, nhận hối lộ và mơi giới hối lộ; Luật Phịng, chống tham nhũng năm 2008 quy định các biện pháp phịng ngừa tham nhũng trong một số loại hình doanh nghiệp ngồi Nhà nước); vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng (Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người bị kết án tử hình về tội tham ơ, nhận hối lộ mà sau khi kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập cơng lớn thì khơng thi hành hình phạt tử hình mà trong trường hợp này hình phạt tử hình sẽ được chuyển xuống thành tù chung thân; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đưa ra các phương án xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực và khơng được giải trình một cách hợp lý...).

Trong thời gian qua, các văn bản trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội được sửa đổi nhằm nâng cao tính cơng khai, minh bạch trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước, qua đó góp phần phịng ngừa tham nhũng như các quy định của Luật Tiếp cận thông tin, các quy định liên quan đến quản lý tài chính cơng, đấu thầu...Việc sửa đổi một cách tổng thể các quy định pháp luật trên nhiều lĩnh vực góp phần tăng cường hơn nữa hiệu quả của công tác đấu tranh PCTN. Có thể thấy rằng thời gian qua, việc hồn thiện thể chế phịng, chống tham nhũng đã có những bước phát triển khá toàn diện, cơ bản, đặc biệt là việc sửa đổi toàn diện Luật PCTN để phù hợp với tình hình mới đã góp phần to lớn vào hiệu quả của công cuộc PCTN của Đảng và Nhà nước ta.

Để thực hiện được các quy định của Luật PCTN, Chính phủ Việt Nam cũng ln xác định nhiệm vụ xây dựng, hồn thiện thể chế nhằm phòng ngừa tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm trong việc xây dựng: “Chính phủ kiến tạo, hành động và liêm chính”. Cốt lõi của nhiệm vụ này là kiên quyết loại trừ các quy định pháp luật khơng rõ ràng, khơng minh bạch, có biểu hiện lợi ích nhóm, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân [61, tr.77-80].

- Cùng với việc nỗ lực xây dựng thể chế và pháp luật, cơng tác chỉ đạo, điều hành đấu tranh PCTN của Chính phủ và các bộ, ngành (cơ quan hành pháp ở trung ương) cũng đạt được những kết quả quan trọng. Ngay sau khi Luật PCTN được Quốc hội thơng qua năm 2005, Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương tổ chức thực hiện, xác định triển khai Luật PCTN là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2006. Thủ tướng Chính phủ ký ban hành “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật PCTN”, cụ thể hóa các nhiệm vụ, biện pháp PCTN được quy định trong Luật PCTN. Đồng thời Chính phủ đã kịp thời ban hành các chương trình hành động thực hiện các nghị quyết của Đảng về PCTN. Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN; chỉ đạo Thanh tra Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện cơng tác PCTN đến năm 2020 nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác PCTN. Ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyến hóa” trong nội bộ. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện nghiêm các quy định của Luật PCTN; đẩy mạnh nâng cao hiệu quả cơng tác PCTN, lãng phí, nhất là cơng tác phịng ngừa tham nhũng; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các cá nhân, tổ chức có vi phạm theo quy định của pháp luật [61, tr.76-77].

- Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về PCTN, trong đó ba năm đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng năm 2016 đã chỉ đạo đánh giá kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo qua 05 năm thành lập; chỉ đạo việc tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN và Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác PCTN, lãng phí. Thành lập 31 đồn để kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm tại 63 tỉnh thành và 20 bộ, ngành và các địa phương, đã kiến nghị chỉ đạo xử lý 452 vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế...

Sau hơn 10 năm, nhất là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay việc thực hiện nỗ lực triển khai thực hiện Luật PCTN và các chủ trương của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước các cấp, các ngành trong bộ máy nhà nước, trong đó có các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương đã đề ra và thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện có hiệu quả cơng tác PCTN trong cơ quan, đơn vị mình, góp phần quan trọng vào cơng tác đấu tranh PCTN trong bộ máy nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương nói riêng.

Tuy nhiên, nhìn trên bình diện chung có thể khẳng định thể chế, chính sách

pháp luật về PCTN trên một số lĩnh vực, nội dung chưa đáp ứng yêu cầu, cịn nhiều bất cập, tính khả thi khơng cao; chưa có cơ chế đủ mạnh để kiểm sốt chặt chẽ quyền lực; công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn chưa được quan tâm thực hiện, nên dễ dẫn đến việc lạm quyền để trục lợi; chế độ trách nhiệm, chế độ công vụ chưa rõ ràng, cụ thể. Nhiều quy định về các giải pháp phịng ngừa tham nhũng cịn mang tính hình thức, khó khăn, vướng mắc, hiệu quả thấp trong tổ chức thực hiện chậm được sửa đổi, bổ sung; một số chủ trương, giải pháp về PCTN được quy định trong nghị quyết của Đảng chậm được thể chế hóa. Việc nghiên cứu, đề xuất các quy định nhằm nội luật hóa Cơng ước Liên hiệp quốc về Chống tham nhũng chưa được quan tâm đúng mức.

Nhiều quy định của pháp luật về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa được thực hiện đầy đủ; trách nhiệm giải trình thực hiện chưa nghiêm; vẫn cịn tình trạng lạm dụng quy định về “mật” của nhà nước để không thực hiện cơng khai, minh bạch. Cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính hiệu quả chưa cao; tình trạng sách nhiễu của cán bộ, công chức trong một số cơ quan quản lý nhà nước chậm được khắc phục, vẫn đang là vấn đề bức xúc đối với người dân và doanh nghiệp; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tuy đã được nâng lên, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và đòi hỏi của xã hội.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do PCTN là lĩnh vực phức tạp, liên quan đến tất cả các cấp, các ngành và các lĩnh vực quản lý xã hội nên việc xây dựng các văn bản pháp luật đòi hỏi sự nghiên cứu toàn diện, sâu sắc, dẫn đến nhiều văn bản hoàn thành chậm so yêu cầu, tiến độ đã đề ra hoặc nội dung chưa gắn với thực tiễn. Mặt khác, trách nhiệm quản lý nhà nước về một số nội dung của công tác PCTN đan xen giữa các cơ quan, nhất là giữa Thanh tra Chính phủ với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực nên trong một số nhiệm vụ xây dựng thể chế, chính sách chưa có sự phối hợp tốt. Một số cơ quan quản lý nhà nước chưa thực sự tích cực trong việc theo dõi, đánh giá

việc thực hiện các văn bản đã ban hành, thiếu nỗ lực trong việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định có vướng mắc hoặc khơng phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 89 - 94)