Ngày xưa có một Quốc vương, ông ta bị mù một con mắt, bị mất một cánh tay, lại bị gẫy một chân, trông cứ như một con quái vật lớn. Quốc vương xấu xí này rất tự ái, không bao giờ soi gương.
Một hôm, Quốc vương muốn tìm một họa sỹ về vẽ chân dung mình, lưu lại cho con cháu đời sau chiêm ngưỡng.
Thế rồi, ông ta cho người đi tìm một họa sỹ giỏi nhất nước. Họa sỹ miệt mài vẽ trọn một ngày. Ông vẽ Quốc vương sinh động, sống động như thật.
Không ngờ, sau khi xem tranh, Quốc vương nổi giận lôi đình: “Người dám vẽ ta giống như một kẻ tàn phế như thế này, liệu để lại cho con cháu làm trò cười à?” Người họa sỹ bất hạnh nọ bị đem đi chém đầu.
Nhưng Quốc vương vẫn không cam chịu, lại cho người đi tìm họa sỹ thứ hai. Người họa sỹ này sớm đã được biết cảnh ngộ của người họa sỹ thứ nhất, nên đã vẽ Quốc vương thành một con người hoàn mỹ không có khuyết tật nào. Ông ta bổ sung đầy đủ mắt, tay, chân mà Quốc vương vốn đã khuyết.
Nhưng, sau khi xem tranh, Quốc vương càng tức giận hơn và nói: “Người trong tranh không phải là ta! Ngươi cố tình nhạo báng ta phải không?”. Quốc vương nổi giận lôi đình lệnh mang người họa sỹ thứ hai đi chém đầu.
Quốc vương lại cho tìm người họa sỹ thứ ba. Người họa sỹ thứ ba này đến cung vua với tâm trạng nơm nớp lo sợ, ông đã nhanh trí vẽ một bức tranh chân dung Quốc vương quỳ một chân, một mắt nhắm lại như đang ngắm bắn súng. Như vậy, toàn bộ bức tranh đã che giấu được tất cả khuyết tật của Quốc vương. Xem tranh xong, Quốc vương rất hài lòng và trọng thưởng người họa sỹ thông minh, tài ba này.
không được, cũng giống như vẽ tranh Quốc vương. Trước một Quốc vương ngu xuẩn, người họa sỹ dù có kỹ thuật hội họa cao siêu, cũng không bằng người họa sỹ có đầu óc thông minh, biết xử lý bức vẽ đúng chỗ, có hiệu quả.