TRƯƠNG
Nước Tề có một người tên là Phùng Huyên, gia cảnh nghèo rớt mồng tơi, không nuôi nổi mình, đã nhờ người giới thiệu mình đến nhà Mạnh Thường Quân để làm thực khách. Tuy khinh bỉ, coi thường Phùng Huyên, nhưng Mạnh Thường Quân vẫn miễn cưỡng giữ anh ta lại.
Phùng Huyên suốt ngày chẳng làm gì, lại còn đòi ăn ngon, đi lại bằng xe đẹp. Mạnh Thường Quân đáp ứng mọi đòi hỏi của anh ta. Một hôm, Mạnh Thường Quân hỏi xem ai có thể thay ông ta đi thu tô. Phùng Huyên hăng hái xung phong đi. Trước khi đi, Phùng Huyên hỏi Mạnh thường Quân: “Tiền tô thu được thì mua gì mang về?”.
Mạnh thường Quân nói: “Ngươi xem trong nhà thiếu cái gì thì mua cái đó về!”.
Vài ngày sau, Phùng Huyên trở về. Mạnh Thường Quân hỏi ông ta mua gì về. Phùng Huyên đáp: “Tôi thấy nhà mình chỉ thiếu
“nhân nghĩa”, cho nên với danh nghĩa của ông, tôi lấy tiền tô chia cho bà con, rồi tiện tay tôi đốt luôn văn tự. Bà con đều hô “vạn tuế”, đấy là cái “nghĩa” tôi mua cho ông. Trong bụng
không vui vẻ, nhưng Mạnh Thường Quân cũng không nói năng phản ứng gì. Sau này, thời Tề
Vương, Mạnh Thường quân thất thế, đành phải trở về lãnh địa của ông ta. Mạnh Thường Quân đi một mình. Khi còn cách lãnh địa rất xa, ông đã thấy bà con già trẻ, gái trai, nam phụ, lão ấu ở đó đã đứng hai bên đường chờ đón ông về. Mạnh Thường Quân cảm kích nói với Phùng Huyên: “Cái “nghĩa” ông mua cho tôi, hôm nay cuối cùng tôi đã nhìn
thấy nó!”.
Được sự giúp đỡ và ủng hộ của bà con, Phùng Huyên lại thuyết phục các nước chư hầu trọng dụng Mạnh Thường Quân, buộc Vua Tề một lần nữa đón Mạnh Thường Quân về triều.
* Câu chuyện giữa Phùng Huyên và Mạnh Thường Quân là câu chuyện hay được lưu truyền thiên cổ. Câu chuyện này thể
hiện trí thông minh sáng suốt đại lượng, biết dùng người của Mạnh Thường Quân, càng thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, mưu lược sâu xa của Phùng Huyên.