Một tòa soạn báo nước Mỹ tổ chức một hoạt động trưng cầu ý kiến có thưởng. Câu hỏi như sau: trong một quả khinh khí cầu bơm không đủ hơi, chở ba nhà khoa học có liên quan đến sự hưng vong của loài người.
Người thứ nhất là chuyên gia bảo vệ môi trường, những nghiên cứu của ông ta có thể giúp cho vô số người tránh được họa diệt vong do bị ô nhiễm môi trường. Người thứ hai là chuyên gia nguyên tử, ông ta có khả năng ngăn chặn cuộc chiến tranh nguyên tử mang tính toàn cầu, giúp trái đất tránh được huỷ diệt. Người thứ ba là chuyên gia lương thực, ông ta có thể vận dụng tri thức chuyên môn để trồng thành công các giống cây lương thực, cứu được hàng chục triệu người khỏi bị chết đói. Lúc này, khinh khí cầu sắp rơi, phải loại bỏ đi một
người để giảm trọng lượng, có thế mới cứu được hai người còn lại. Xin hỏi, nên bỏ nhà khoa học nào?.
Sau khi câu hỏi được đăng tải, giải thưởng lớn đã thu hút rất nhiều độc giả tham dự, thư trả lời bay về tới tấp. Trong những thư trả lời, mỗi người đều có những ý kiến khác nhau, thậm chí họ còn thuật lại tỷ mỷ lý do vì sao phải bỏ đi nhà khoa học nào.
Kết quả cuối cùng công bố ngoài dự kiến, người được giải là một cậu bé. Vậy đáp án hay nhất là gì? Trong thư của cậu bé, với nét chữ xiêu vẹo, cậu đã viết: Tôi cho rằng, nên bỏ nhà khoa học béo nhất đi, như vậy ít nhất còn có thể giữ được hai nhà khoa học kia.
* Với cách suy nghĩ đơn thuần, cậu bé đã cho một đáp án hay nhất. Thật ra, phương pháp giải quyết tốt nhất cho vấn đề
khó nhất là tính thiết thực với đòi hỏi của vấn đề chứ không phải là giải quyết vấn đề một cách mù quáng.