ĐIỀN KỴ ĐUA NGỰA

Một phần của tài liệu 91 câu chuyện trí tuệ bồi dưỡng trí thông minh cho trẻ (Trang 59 - 60)

Thời Chiến quốc đua ngựa là một trò chơi được tầng lớp quý tộc nước Tề hoan nghênh nhất. Đại tướng quân Điền Kỵ nhiều lần cùng với quốc vương và các đại thần khác thách đấu đua ngựa, nhưng lần nào cũng thua. Một người bạn tốt của Điền Kỵ là Tôn Tẫn quyết định giúp đỡ.

Trong một lần đua ngựa, Tôn Tẫn theo Điền Kỵ đến trường đua, các văn võ bá quan trong triều và dân chúng trong thành cũng kéo đến rất đông và náo nhiệt. Quy tắc của cuộc đua ngựa như sau: tốc độ chạy của ngựa được tính theo 3 cấp là thượng, trung và hạ; ngựa đẳng cấp khác nhau thì trang sức khác nhau; ngựa của các nhà đua được xếp theo thứ bậc, quy tắc thi là 2 thắng 1 coi như thắng.

Sau khi quan sát tỷ mỷ, Tôn Tẫn nói với Điền Kỵ: “Yên tâm, tôi có cách để ông thắng cuộc”. Nghe vậy, Điền Kỵ rất phấn khởi, bèn bỏ ra một ngàn lượng vàng để mời quốc vương cùng ông ta thi ngựa. Trước khi thi, theo chủ ý của Tôn Tẫn, Điền Kỵ lấy yên ngựa thượng đẳng trang sức cho ngựa hạ đẳng, giả làm ngựa thượng đẳng và thi đấu với ngựa thượng đẳng của Tề vương. Sau khi cuộc thi bắt đầu, chỉ thấy ngựa của Tề vương nhanh chóng lao về phía trước, còn ngựa của Điền Kỵ chạy phía sau với khoảng cách rất xa, quốc vương đắc ý, hả hê cười nói. Cuộc đua thứ 2, Điền Kỵ lấy ngựa thượng đẳng của mình đem ra đấu với ngựa trung đẳng của quốc vương, chỉ thấy ngựa của Điền Kỵ luôn chạy trước ngựa của Tề vương, trận đua thứ 2 Điền Kỵ thắng.

Quan trọng nhất là cuộc đua thứ 3, ngựa trung đẳng của Điền Kỵ đua với ngựa hạ đẳng của quốc vương, lại một lần nữa, ngựa của Điền Kỵ lao chạy trước ngựa của quốc vương, Tỷ số cuối cùng là 2 – 1, Điền Kỵ thắng quốc vương.

* Dưới sự chỉ đạo của Tôn Tẫn, Điền Kỵ

lấy ngựa hạ đẳng của mình ứng phó với ngựa thượng đẳng của Tề vương; lấy ngựa thượng đẳng của mình ứng phó với ngựa trung đẳng của Tề vương; lấy ngựa trung đẳng của mình ứng phó với ngựa hạ đẳng của Tề vương, vì thế đã thắng 2-1 trong cuộc đua. Khi điều kiện 2 bên tương đương nhau, đối sách thỏa đáng có thể

chiến thắng đối phương; khi điều kiện 2 bên chênh lệch nhau rất xa, đối sách

thỏa đáng cũng có thể giúp cho tổn thất ở mức độ thấp nhất.

Một phần của tài liệu 91 câu chuyện trí tuệ bồi dưỡng trí thông minh cho trẻ (Trang 59 - 60)