Yên Tử, họ là Yên, tên là Anh, người nước Tề thời Xuân Thu. Ông học rộng, nhiều tài, thông minh nhanh trí, là nhà chính trị nổi tiếng của nước Tần, ông không những quan tâm đến nỗi đau khổ của dân chúng mà còn dám phê phán những sai lầm của quốc quân, là một trợ thủ đắc lực của Tề Cảnh Công.
Tề Cảnh Công rất thích nuôi chim. Trong vườn hoa sau hoàng cung có nuôi rất nhiều chim, người trông coi chim tên là Chúc Châu. Một hôm, Tề Cảnh Công phát hiện mấy con chim quý bay đi mất, vô cùng tức giận, sai lính mang Chúc Châu đi chém đầu. Lúc đó, Yên Tử đứng bên cạnh nói: “Khoan đã, Đại vương, Chúc Châu có 3 tội lớn, xin cho phép thần mắng trước mặt, sau đó mang đi giết cũng không muộn”. Tề Cảnh Công đồng ý.
ngươi có 3 tội lớn, biết không?”. “Tôi không biết”.
“Ngươi trông chim cho Quốc quân chúng ta, để chim bay mất, đấy là tội thứ nhất”. Yên Tử nói tiếp: “Quốc quân chúng ta là người nhân từ, nhưng ngươi đã buộc quốc quân phải giết người chỉ vì để chim bay mất, đấy là tội thứ hai. Nếu như việc này được lan truyền đi, để người các nước chư hầu biết được, họ chắc chắn
sẽ chỉ trích quốc quân chúng ta coi trọng chim và coi nhẹ dân chúng (quý chim hơn quý dân – N.D). Đấy là tội thứ 3!”
Yên Tử vừa nói xong, Tề Cảnh Công nói ngay: “Lời Tiên sinh nói, ta đã hiểu rồi, thôi thả Chúc Châu ra!”.
Tiếp theo, Tề Cảnh Công đi đến trước mặt Yên Tử, chắp tay nói: “Nếu không được người chỉ bảo, ta chắc sẽ mắc phải tội lớn!”.
* Xét bề ngoài, Yên Tử như đang chỉ
trích Chúc Châu, nhưng thực ra là để
trách Tề Cảnh Công chỉ vì con chim mà giết người. Thông qua việc chỉ trích Chúc Châu, để Tề Cảnh Công ý thức được sai lầm của mình. Yên Tử biết, nếu trực diện chỉ ra sai lầm, chưa chắc đã có hiệu quả
mà phải mềm mỏng khuyên can để cứu
Chúc Châu. Các bạn trẻ, nếu bạn bè hoặc người thân của mình mắc sai lầm, ngại gì mà bạn không thử khuyên can theo cách này.