DƯ TRỌNG VĂN XỬ KIỆN TRÂU

Một phần của tài liệu 91 câu chuyện trí tuệ bồi dưỡng trí thông minh cho trẻ (Trang 75 - 77)

Thời Hậu Chu Nam Bắc triều, có một thiếu niên rất thông minh, tên là Dư Trọng Văn. Một lần, trong thôn có hai hộ gia đình họ Nhậm và họ Đỗ đều mất một con trâu. Hai hộ cùng nhau đi tìm, nhưng chỉ thấy một con. Cả 2 nhà đều nhận con trâu đó là của nhà mình, tranh chấp, cãi nhau mãi không phân thắng bại và cuối cùng họ cùng nhau kiện lên quan huyện. Trâu không biết nói, trên mình trâu lại không có ký hiệu gì, quan huyện cũng phải bó tay không biết phán quyết cuối cùng là trâu của nhà ai. Quan huyện chấp nhận đề nghị của một sai nha, mời Dư Trọng Văn tới giúp. Dư Trọng Văn tới, sau khi đã hỏi han đầu đuôi câu chuyện, liền cho gọi người của 2 họ lại, đồng thời cho người cầm que ra sức đánh trâu. Trâu đau quá, kêu thảm thiết. Dư Trọng Văn phát hiện: người nhà họ Nhậm thấy trâu bị đánh rất xót xa, còn người nhà họ Đỗ vẫn thản nhiên như không.

Tiếp theo, Dư Trọng Văn lại cho người nhà họ Nhậm và họ Đỗ mang đàn trâu nhà mình tới, sau đó thả con trâu này ra, thì thấy con trâu này chạy lao tới đàn trâu nhà họ Nhậm. Đám người có mặt tại đó đều hô lớn: “đúng là trâu của họ Nhậm rồi!”.

Dư Trọng Văn thấy người nhà họ Đỗ mặt biến sắc, liền nghiêm khắc nói: “Nếu phát hiện thấy các ngươi nhận liều trâu của người khác, có thể bị phạt gấp 10 lần, ngươi có hiểu không?” Người nhà họ Đỗ đành phải thừa nhận con trâu đó không phải trâu nhà mình, sau đó lặng lẽ bỏ đi.

Tiếng tăm Dư Trọng Văn thông minh xử kiện từ đó được lan truyền khắp nơi.

* Dư Trọng Văn biết, con người có tình cảm với động vật nhà mình. Vì thế, khi để

người đánh trâu, chủ nhân thật sự nhìn thấy trâu bị đánh, chắc chắn sẽ thấy đau xót. Qua đó Dư Trọng Văn có thể căn cứ

vào phản ứng của 2 gia đình để tìm ra chủ nhân thật sự. Chúng ta nên học tập trí tuệ và tài xử lý của Dư Trọng Văn.

Một phần của tài liệu 91 câu chuyện trí tuệ bồi dưỡng trí thông minh cho trẻ (Trang 75 - 77)