KẾ BỎ TRỐNG THÀNH CỦA GIA CÁT LƯỢNG

Một phần của tài liệu 91 câu chuyện trí tuệ bồi dưỡng trí thông minh cho trẻ (Trang 85 - 86)

mật cho người đến mời Lỗ Túc cùng lên thuyền, nói là cùng đi nhặt tên. Lỗ Túc không hiểu. Gia Cát Lượng dặn ông lấy dây thừng trên thuyền buộc lại rồi lái về bờ bên kia. Hôm đó trên sông mây mù dầy đặc. Khi thuyền cặp mạn sát bến tầu của quân Tào tháo, Gia Cát Lượng ra lệnh xếp thuyền thành một hàng ngang, rồi sai binh sỹ gào thét ầm lên.

Tào Tháo tưởng đối phương tấn công, lại sợ bị mai phục trong sương mù, liền điều 6000 lính bắn cung tên về phía sông. Tên bắn ra như mưa, đều găm vào người bện bằng cỏ. Một lúc sau, Gia Cát Lượng lại rai lệnh cho thuyền quay đầu trở lại, để mạn thuyền bên kia “nhận tên”. Mặt trời lên, mây mù tan dần, Gia Cát Lượng vội rút quân. Lúc này mỗi thuyền ít nhất có được 5 ~ 6 ngàn mũi tên, tổng số vượt quá 10 vạn chiếc.

Lỗ Túc nói lại chuyện này với Chu Du, Chu Du than thở “Gia Cát Lượng tính toán cao tay, ta làm sao bằng ông ta được”.

* Chu Du ra lệnh cho Gia Cát Lượng trong 10 ngày phải làm đủ 10 vạn mũi tên, Gia Cát Lượng nghĩ nếu có làm thì cũng không thể hoàn thành được. Thế rồi, ông nghĩ kế “mượn tên” và đã hoàn thành nhiệm vụ. Khi không có cách nào chính diện giải quyết vấn đề khó, nếu chúng ta xem xét, suy nghĩ tìm cách khác, sẽ có được thành công ngoài ý muốn.

88 - KẾ BỎ TRỐNG THÀNH CỦA GIACÁT LƯỢNG CÁT LƯỢNG

Trong một lần đưa quân đi Bắc phạt Trung Nguyên, Gia Cát Lượng đóng quân ở một thành nhỏ dễ tấn công, khó phòng thủ. Một hôm, Gia Cát Lượng mang một đại quân, người và ngựa thi hành một nhiệm vụ

khẩn cấp, chỉ để lại một số lính già yếu và tàn binh giữ thành. Nhưng đúng lúc này, bỗng có người đến báo: “Đại tướng Ngụy là Tư Mã Ý dẫn 15 vạn quân, đang hướng thẳng về đây!”. Nghe thấy tin này, các văn võ bá quan sợ mặt cắt không còn giọt máu.

Gia Cát Lượng nghĩ một lát, rồi lập tức truyền lệnh: “thu tất cả cờ trong thành lại, tất cả binh sỹ cũng phải đi ẩn nấp. Mở tung bốn cửa thành Đông Tây Nam Bắc, trước mỗi cửa để lại 20 lính già yếu, đóng giả là dân chúng, không được tỏ ra sợ hãi”.

Quân lính quả thực không hiểu gì. Gia Cát Lượng mỉm cười, nói: “Ta đã có kế lui binh, các ngươi không phải lo lắng gì cả”… Nói xong, ông khoác tấm áo choàng có in hình con hạc trắng, khăn trùm đầu có tua, để hai tiểu đồng mang theo một cây đàn, một bát hương cùng theo ông lên lầu quan sát địch. Ông ngay ngắn ngồi

xuống, đốt nén nhang, sau đó bình tĩnh ngồi chơi đàn. Lúc này, đại binh do Tư Mã Ý dẫn đầu đã

đến chân thành. Đứng dưới thành quan sát rất lâu, Tư Mã Ý không thấy động tĩnh gì. Một lúc lâu sau, Tư Mã Ý vội hạ lệnh: “Rút quân ngay”. Thì ra, Tư Mã Ý biết Gia Cát Lượng luôn làm việc cẩn thận chắc chắn. Bây giờ nhìn thấy tình cảnh này sợ trúng kế Gia Cát Lượng nên đã vội vã cho rút quân ngay. Như vậy, Gia Cát Lượng không phải thương vong một người, mà đã đánh lui đại quân Ngụy.

* Biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng. Gia Cát Lượng chính vì hiểu rõ Tư Mã Ý rất thông thuộc phép dùng

binh của mình, nên đã để Tư Mã Ý không tin đây là một thành bỏ trống, không dám mạo hiểm tiến vào. Có lúc, một người thay đổi thói quen làm việc của mình trước đây, luôn luôn có thể thu được hiệu quả không ngờ tới.

Một phần của tài liệu 91 câu chuyện trí tuệ bồi dưỡng trí thông minh cho trẻ (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)