Năm thứ 16 Vĩnh Bình Hán Minh đế (năm 72 sau Công nguyên), Ban Siêu nhận lệnh đi sứ Tây Thành, thuyết phục các nước lớn nhỏở đó quy thuận về triều Hán. Thế là Ban Siêu mang theo 36 người đến Thiện Thiện quốc của Tây Thành.
Lúc đó, Thiện Thiện quốc là một nước nhỏ, thường bị các nước lớn khác xâm phạm, vì thế Quốc vương rất muốn tìm một nước lớn làm chỗ dựa. Nhưng Quốc vương vừa muốn theo triều Hán, nhưng lại muốn theo
Hung nô, trong lúc đang do dự thì Ban Siêu sang thăm. Quốc vương Thiện Thiện quốc rất ân cần, niềm nở đón tiếp họ. Nhưng sau một thời gian, Ban Siêu bỗng nhận thấy thái độ của Quốc vương nước này lạnh nhạt đi rất nhiều. Ban Siêu đoán: “Chắc chắn Sứ giả của Hung nô đã đến. Nếu Vua Thiện Thiện quốc quyết định theo Hung nô, sẽ rất nguy hiểm cho chúng ta”.
Một hôm, các tay chân của Thiện Thiện vương đưa rượu và thức ăn tới. Ban Siêu chớp chớp mắt, hỏi: “Sứ giả của Hung nô đến đây mấy ngày rồi? “họở chỗ nào?”
Người hầu cận rất lo sợ, hoang mang, nghĩ rằng Ban Siêu đã biết rõ sự thật, vội nói ngay: “Người của Hung nô đến đã 3 ngày rồi. Họở cách đây 30 dặm!”.
Để tránh bị lộ thông tin, Ban Siêu lập tức cho giữ người hầu cận này lại. Vào lúc nửa đêm, Ban Siêu dẫn 36 tráng sỹ tập kích hung nô. Họ phóng lửa đốt cháy doanh trại của hung nô, giết chết sứ giả.
Sau khi trời sáng, Ban Siêu cho người mời Thiện Thiện vương tới, nói lại sự việc này với ông ta. Thiện Thiện vương nghe xong mặt biến sắc, vội quỳ xuống đất mà tâu: “Xin nghe theo thiên mệnh của Đại Hán hoàng đế!”, và như vậy Ban Siêu đã nhờ vào dũng khí và trí thông minh của mình để buộc nước Thiện Thiện phải theo triều Hán, dẹp tan được mối nguy cơ.
* Trong tình huống nguy hiểm, Ban Siêu đã mưu trí dũng cảm để có được thông tin chính xác, đã ra tay trước, giết sạch sứ giả hung nô. Thiên Thiện vương thấy cảnh mình không còn cách nào khác, đành phải cắt đứt quan hệ với hung nô.