HÒA THƯỢNG HOÀI BÍNH VỚT TRÂU SẮT

Một phần của tài liệu 91 câu chuyện trí tuệ bồi dưỡng trí thông minh cho trẻ (Trang 37 - 38)

TRÂU SẮT

Thời nhà Tống có một hòa thượng nổi tiếng tên là Hoài Bính. Ông là người vốn thông minh hiền lành, đã từng nhiều lần có mặt để giải quyết những khó khăn trong công trình lúc bấy giờ.

Năm 1066, nước sông Hoàng Hà dâng lên cao, làm trôi mất một chiếc cầu phao gần bến Hoàng Hà phủ Hà Trung. Bốn con trâu sắt nặng hàng vạn cân cũng bị nước cuốn trôi xuống sông và bị bùn đất đáy sông chôn vùi mất.

Cầu phao trôi mất, việc đi lại rất khó khăn. Muốn làm chiếc cầu phao mới, lại thiếu mất 4 con trâu sắt. Điều này làm rất nhiều người tài ba cũng phải bó tay. Đang lúc mọi người buồn rầu lo nghĩ, Hòa thượng Hoài Bính nói, mình đã có cách vớt trâu sắt lên. Ông ta cho người lặn xuống đáy sông, xác định rõ vị trí trâu sắt bị chìm, lại cho người ghép hai chiếc thuyền gỗ lớn lại với nhau, trên thuyền có chứa đầy cát. Ngoài ra, giữa hai chiếc thuyền còn treo một cái giá làm bằng gỗ thật chắc chắn. Sau đó, Hòa thượng Hoài Bính để thuyền neo đậu phía

trên vị trí trâu sắt bị chìm, rồi cho người lặn xuống nước, buộc một đầu dây xích sắt vào thân trâu sắt, còn một đầu kia buộc vào cái giá gỗ giữa hai con thuyền.

Khi đã chuẩn bị xong xuôi, Hòa thượng Hoài Bính cho người xúc hết cát trên thuyền đổ xuống sông. Như vậy, hai chiếc thuyền gỗ càng ngày càng nhẹ, từ từ nổi lên, đồng thời nó sẽ kéo theo từng con trâu sắt nổi lên, lại được đặt vào chỗ trước đây. Hòa thượng Hoài Bính thông minh đã nối hai bờ bằng chiếc cầu phao như vậy.

* Việc Hòa thượng Hoài Bính vớt trâu sắt xảy ra cách đây đã gần 1000 năm, lúc đó ông đã lợi dụng sức nổi của nước để

vớt trâu sắt. Thật không thể tả nổi. Cổ xưa có câu: Trí tuệ còn lớn hơn cả sức mạnh. Khi gặp khó khăn, nếu biết dùng trí tuệ, bạn có thể trở thành “người anh hùng nhỏ tuổi” tuyệt vời.

Một phần của tài liệu 91 câu chuyện trí tuệ bồi dưỡng trí thông minh cho trẻ (Trang 37 - 38)