CẤT TIẾNG HÓT LÀ LÀM NGƯỜI KINH SỢ

Một phần của tài liệu 91 câu chuyện trí tuệ bồi dưỡng trí thông minh cho trẻ (Trang 71 - 72)

NGƯỜI KINH SỢ

Thời Xuân Thu, nước Sở ở phía Nam ngày càng hùng mạnh, lúc nào cũng muốn tranh địa vị bá vương với nước Tấn ở Trung Nguyên.

Năm 613 trước Công nguyên, Sở Trang Vương lên ngôi. Nhân cơ hội này, nước Tấn lôi kéo mấy nước muốn theo nước Sở, lập đồng minh với nhau. Các đại thần của nước Sở rất không tán đồng, họ kiến nghị lên Sở Trang Vương, đòi ông ta cho quân đi tranh giành bá quyền. Nhưng Sở

Trang Vương phớt lờ những lời đề nghị này. Ông ta suốt ngày chỉ lo ăn chơi bù khú, bê tha trong 3 năm.

Có một đại thần tên là Ngũ Cử, thấy vậy rất khó chịu, liền xin gặp Sở Trang Vương. Ngũ Cử tâu với Sở Trang Vương: “Có người nhờ tôi bói toán, tôi không bói được. Đại Vương thông minh hơn người, tôi muốn nhờ đại vương giúp cho chuyện này”. Sở Trang Vương nói: “nói nghe xem nào”.

Ngũ Cử thưa: “Trên một ngọn núi của nước Sở có một con chim to, thân chim khoác một mầu lông ngũ sắc, trông rất đẹp. Nhưng con chim này nghỉ suốt 3 năm, không ăn cũng không

hót, không biết đây là giống chim gì? Sở Trang Vương nghe vậy trong bụng đã biết Ngũ Cử đang nói đến ai rồi, ông ta nói: “Đây không phải là con chim bình thường. Loại chim này, đã không bay thì thôi, mà đã bay là bay thẳng lên trời; đã không hót thì thôi, mà đã hót là làm người ta kinh sợ. Ông về đi, ta đã hiểu rồi”. Không lâu sau, Sở Trang Vương đề bạt Ngũ Cử và những người tài khác lên làm quan nhằm giúp mình giải quyết việc quốc gia đại sự.

Từ sau khi Sở Trang Vương biết lo lắng việc quốc gia, nước Sở lớn mạnh nhanh chóng, trở thành bá chủ thời Xuân Thu.

* Sở dĩ Sở Trang Vương có thể “đã cất tiếng hót là làm người kinh sợ”, vì trong 3 năm ông không làm gì cả, chỉ lặng lẽ quan sát. Sở Trang Vương tuy suốt ngày ăn uống nhậu nhẹt, nhưng ông bí mật quan sát xem ai là trung thần. Ông không tỏ ra quan tâm đến việc triều đình, thực chất là ông đang chuẩn bị

cho việc gắng sức tự cường. Có thể thấy, mấu chốt của “đã cất tiếng hót là làm người kinh sợ”, không phải ở chỗ “hót” mà ở

sự chuẩn bị phía sau.

Một phần của tài liệu 91 câu chuyện trí tuệ bồi dưỡng trí thông minh cho trẻ (Trang 71 - 72)