Kỹ năng tự đánh giá của sinh viên

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ (Trang 34 - 36)

1. Kỹ năng tự đánh giá bản thân

1.2Kỹ năng tự đánh giá của sinh viên

34 Kỹ năng tự đánh giá là khả năng đánh giá khách quan về hình thức và những năng lực của bản thân, phẩm chất nhân cách của cá nhân bằng cách tiến hành đúng đắn và tương đối thành thạo các thao tác của quá trình tự đánh giá.

Kỹ năng tự đánh giá bao gồm hai mặt:

Thứ nhất là mặt tri thức: để sinh viên có thể đánh giá bản thân, cần phải có sự

hiểu biết về tự đánh giá, hiểu biết càng sâu sắc, rõ ràng, hoạt động tự đánh giá diễn ra càng nhanh chóng, chính xác.

Thứ hai là mặt thao tác thực hiện: sinh viên phải biết thực hiện một cách đầy đủ, chính xác và thành thạo các bước tự đánh giá.

b. Quy trình tự đánh giá

Xác định quy trình tự đánh giá là một việc làm khá phức tạp và mang tính tương đối.

Thứ nhất, tiếp nhận thông tin về bản thân: đó là quá trình con người lắng nghe, thu thập những thông tin liên quan đến bản thân. Việc tiếp nhận thông tin được thực hiện qua hai con đường:

Con đường tự quan sát, tự phân tích để rút ra những thông tin về bản thân, cá nhân có thể tự quan sát để có những thông tin về hình thức của mình như: chiều cao, vóc dáng, khuôn mặt,…Bên cạnh đó, cá nhân cũng có thể tự phân tích những hiện tượng tâm lý bên trong cơ thể như: ý thức kỷ luật, tinh thần làm việc, khả năng học tập, khả năng giao tiếp,…Thông qua con đường này, cá nhân sedx có những thông tin cá nhân rất đầy đủ, trọn vẹn, nhưng lại mang tính chủ quan, cảm tính.

Con đường tiếp nhận thông tin từ bên ngoài: là những thông tin do người khác nhận xét, đánh giá về bản thân mình, thông tin bên ngoài thường mang tính khách quan nhưng đôi khi không chính xác và phù hợp.

Thứ hai, xử lý thông tin, sau khi tiếp nhận thông tin, cá nhân tiến hành xử lý thông tin, đây là giai đoạn mã hóa thông điệp trong mô hình giao tiếp, hoạt động này

35 diễn ra trong bộ não và kết quả là cá nhân hiểu được ý nghĩa của những lời nhận xét, đánh giá của người khác đối với mình.

Trong quá trình xử lý thông tin, cá nhân phải vận dụng đến những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân, kết quả xử lý phụ thuộc vào tính chủ thể của mỗi cá nhân.

Thứ ba, xác định giá trị bản thân, đây là quá trình cá nhân chỉ ra, gọi tên và khẳng định giá trị của bản thân, trên cơ sở những nhận xét, đánh giá của người khác về mình, cá nhân xem những thông tin đó có khách quan không, bản thân có đúng như nhận xét của người khác không.

Thứ tư, so sánh những khả năng, năng lực, phẩm chất nhân cách và từ mặt bên ngoài của bản thân với hệ thống thang giá trị đã được xác định.

Mỗi người có một hệ thống chuẩn các giá trị trong cuộc sống khác nhau, hệ thống chuẩn giá trị là nền tảng, là yếu tố quyết định sự

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ (Trang 34 - 36)