5. Kỹ năng quản lý cảm xúc
5.4 Cấu trúc của kỹ năng quản lý cảm xúc
Cấu trúc của kỹ năng quản lý cảm xúc bao gồm: khả năng nhận biết cảm xúc và khả năng tự điều khiển cảm xúc.
a. Khả năng tự nhận biết cảm xúc
Đó là khả năng con người nhận biết được cảm xúc bằng kinh nghiệm của bản thân.
Biểu hiện đầu tiên của khả năng tự nhận biết cảm xúc là phải biết được mức độ của cảm xúc đang tồn tại, tuỳ theo mỗi loại cảm xúc khác nhau sẽ có những cung bậc khác nhau:
58
- Mức độ trong tầm kiểm soát của chủ thể: lúc này mặc dù những cảm xúc tiêu cực đang tồn tại, nhưng chủ thể hiểu rõ về cảm xúc của bản thân và biết cách điều tiết cảm xúc của mình một cách hợp lý.
- Mức độ nguy hiểm: lúc này chủ thể không tập trung vào bất cứ việc gì ngoài việc chỉ suy nghĩ đến cảm xúc đang hiện diện của bản thân. Nếu cứ tập trung vào cảm xúc đang hiện hữu như vậy thì sẽ có hai khả năng xảy ra:
Một là, cùng với những suy nghĩ tích cực thì sẽ đưa những cảm xúc tiêu cực về vùng kiểm soát của chủ thể.
Hai là, cùng với nhữg suy nghĩ tiêu cực sẽ làm cho những cảm xúc tiêu cực vượt tầm kiểm soát của chủ thể, ở giai đoạn này cảm xúc đang âm ỉ cháy và nằm trong tầm báo động.
Mức độ vượt tầm kiểm soát của chủ thể: lúc này chủ thể không còn giữ được cảm xúc của mình và để nó bộc lộ một cách tự nhiên. Mức độ này thường đi liền với những cảm xúc giận dữ hay vui sướng tột đỉnh. Tuy nhiên, cho dù là loại cảm xúc dương tính hay âm tính, tích cực hay tiêu cực nhưng nếu vượt qua tầm kiểm soát của chủ thể cũng đều không tốt, đặc biệt là đối với cảm xúc tiêu cực.
Biểu hiện thứ hai của khả năng tự nhận biết cảm xúc là khả năng tự nhận biết đúng nguyên nhân của cảm xúc. Có nhiều nguyên nhân gây nên cảm xúc của con người tương ứng với mỗi loại cảm xúc.
Những loại cảm xúc tiêu cực như: buồn, sợ hãi, giận dữ, ghê tởm,… đều có liên quan chặt chẽ đến nhu cầu của con người mà trực tiếp là do sự kiềm hãm về mặt thể lý và về mặt tinh thần. Khi một con người bị kiềm hãm về thể lý như những cơn đau, sự căng thẳng, mệt mỏi, đói, khát,…thường dẫn đến những cảm xúc giận dữ, lo sợ và buồn phiền. Khi bị kiềm hãm về mặt tinh thần như bị xúc phạm, bị hụt hẫng, bị mất mát,…thường làm cho con người cảm thấy buồn rầu, sự hãi, giận dữ.
59 Chỉ khi nào chủ thể hiểu rõ được nguyên nhân, cả nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây nên cảm xúc của mình thì mới có thể có những biện pháp hoá giải và kiểm soát, quản lý cảm xúc cá nhân.
Biểu hiện thứ ba là khả năng tự nhận biết hậu quả của cảm xúc, đối với những loại cảm xúc tiêu cực, nếu chủ thể không ý thức được hậu quả của nó gây ra thì sẽ khó để quản lý nó.
Biểu hiện thứ tư là khả năng nhận biết biểu hiện sinh lý của cảm xúc. Mỗi
loại cảm xúc sẽ có những biểu hiện tương ứng về mặt sinh lý. Cảm xúc giận dữ sẽ có những biểu hiện liên qun đến hệ cơ, như cứng tay chân, căng cơ mặt, cơ hàm, khó thở, thay đổi nhiệt độ cơ thể,….cảm xúc sợ hãi thường có biểu hiện tim đập nhanh, nổi da gà, mắt mở to,…cảm xúc buồn có biểu hiện chùng cơ mặt, cử động mắt chậm, cường độ hành vi yếu,…
Trong cuộc sống, con người cần học cách kiểm soát những biểu hiện của cảm xúc hơn là kiềm chế nó, muốn làm được điều đó trước hết phải nhận ra những biểu hiện của cảmxúc.
b. Khả năng tự điều khiển cảm xúc
Bao gồm điều khiển cảm xúc đúng mức độ và đúng đối tượng. Khi một cảm xúc tiêu cực nào đó xuất hiện, nếu chủ thể biết cách quản lý để nó nằm trong vùng kiểm soát và hướng đến đúng đối tượng thì sẽ tránh được những hậu quả tiêu cực và ngược lại.
Điều khiển cảm xúc đúng mức độ, khi một cảm xúc tiêu cực nào đó xuất hiện ở chủ thể, chủ thể sẽ sử dụng những ý chí của mình để điều khiển những cảm xúc ấy
sao cho chúng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chủ thể, không để cảm xúc ấy gây ra hành vi làm ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ của bản thân. Họ có thể vẫn thể hiện cho người khác biết là mình đang có những cảm xúc tiêu cực để đối tượng có thể hiểu, đồng cảm,… Để làm được điều này không hề đơn giản, bởi khi con người đã có những cảm xúc tiêu cực, nhất là cảm xúc giận dữ thì thường sẽ kéo
60 theo những lời nói và hành động không hay, có thể làm ảnh hưởng, tổn thương đến người khác. Do vậy, đòi hỏi chủ thể phải có tính tự chủ của ý chí rất cao thì mới có thể điều khiển cảm xúc của mình nằm trong vùng kiểm soát.
Điều khiển cảm xúc đúng đối tượng là khả năng mà chủ thể của cảm xúc biết cách hướng dẫn cảm xúc của mình đến những đối tượng phù hợp. Theo nghiên cứu của Davidoff, khi cá nhân để cảm xúc vượt mức kiểm soát, họ thường di chuyển cảm xúc của mình sang những đối t ượng liên quan hoặc không liên quan đến nguyên nhân gây ra cảm xúc.
Khi cảm xúc nằm trong tầm kiểm soát thì việc xác định đúng đối tượng gây ra cảm xúc tiêu cực là điều khá dễ dàng. Họ sẽ dùng lời nói và hành động để thể hiện cảm xúc đúng đối tượng đã gây ra cảm xúc cho mình một cách khôn khéo và bình tĩnh.
Như vậy, khả năng tự điều khiển cảm xúc có cơ sở là sự tự nhận biết cảm xúc. Muốn điều khiển được cảm xúc chủ thể phải hiểu về cảm xúc. Để điều khiển cảm xúc đúng đối tượng, trước hết chủ thể phải điều khiển cảm xúc đúng mức độ.
Một người có kỹ năng quản lý cảm xúc cao là người có khả năng hiểu rõ về những cảm xúc đang tồn tại, hiện diện trong cơ thể mình và điều khiển cảm xúc sao cho vẫn có thể giải toả những cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn hại đến người khác.