Phương pháp quản lý cảm xúc

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ (Trang 61 - 64)

5. Kỹ năng quản lý cảm xúc

5.5. Phương pháp quản lý cảm xúc

a. Phương pháp thay đổi suy nghĩ

Thể hiện tính chủ thể trong tâm lý người, chủ thể cần thay đổi góc nhìn, nghĩa là đặt mình vào vị trí người khác, thể hiện tính thiện chí trong giao tiếp.

Bước 1: Chủ thể cần tĩnh lặng quan sát, cần ngồi ở vị trí yên tĩnh để tĩnh tâm và nghĩ lại việc mình đã làm.

61 Bước 3: Chủ thể thay đổi góc nhìn của vấn đề theo hướng tích cực hơn.

Bước 4: Cuối cùng, chủ thể nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình.

Vậy nên, tĩnh lặng là cách chúng ta tiếp cận nguồn năng lực của bản thân. Tĩnh lặng giúp chúng ta nắm lấy sự bình tĩnh, tiếp nhận và xử lý thông tin chính xác hơn, khi ngồi yên lặng một mình và để mọi lo âu tan biến kể cả từ bên ngoài và từ trong chính bản thân mình, tập trung vào mình, suy nghĩ về chính mình.

b. Phương pháp bùng nổ an toàn

Là phương pháp mà chúng ta chuyển hóa cảm xúc bằng hoạt động, đó là:

- Không tổn hại sức khỏe, tinh thần người khác

- Không lãng phí thời gian

- Tăng cường mối quan hệ

- Hỗ trợ sức khỏe tinh thần và thể chất cho bản thân

Ngược lại, nếu chúng ta không quản lý được cảm xúc thì:

- Đi kèm với trạng thái cảm xúc giận dữ gây tổn hại tinh thần và sức khỏe cho mình và người khác

- Hành vi gây hấn, bạo lực

- Suy giảm mối quan hệ

- Vi phạm pháp luật và chuẩn mực.

c. Phương pháp cải tạo hoàn cảnh

Ở phương pháp này, để quản lý cảm xúc của mình được tốt, chủ thể cần:

- Chăm sóc sức khẻo cho bản thân

- Thư giãn, xả stress, tái tạo năng lượng

- Chăm sóc không gian sống và làm việc của bản thân

- Tìm cách giải quyết các mâu thuẩn, trách kéo dài, ngấm ngầm

- Tìm ra bản chất, nguyên nhân khiến bản thân khó quản lý cảm xúc và cách khắc phục.

62 Tóm lại, khi bạn thể hiện cảm xúc và truyền cảm xúc cho người khác thì chúng ta cần học cách không thể hiện cảm xúc ngay tức khắc, không giận dữ, không buồn bã, không bực bội, không khó chịu với người khác vì không phải người khác làm chúng ta tức giận, khó chịu mà cảm xúc đó do chính chúng ta tạo nên.

Làm thế nào để chúng ta không tự tạo cảm xúc, để chúng ta vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp, chúng ta vẫn quan tâm, tôn trọng người khác. Đó là nền tảng của mối quan hệ.

63

Bài 2: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Hiểu biết cách thức, quy chế tổ chức và nguyên tắc làm việc theo nhóm Cung cấp những phương pháp, kỹ năng xây dựng, quản lý điều hành và phát triển nhóm nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho các nhóm làm việc Xác định đúng các vấn đề hoặc xung đột trong nhóm, từ đó cùng tìm ra giải pháp tối ưu nhất.

Chương 1: Các khái niệm chung I. Khái niệm

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)