2. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả
2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lắng nghe
Theo D.Torrington, 75% các thông báo miệng không được chú ý đến, bị hiểu sai hoặc bị lãng quên nhanh chóng, còn khả năng nắm bắt được những ý nghĩ sâu sắc trong lời nói của người khác thì càng hiếm hơn. Điều này chứng tỏ rằng, để lắng nghe có hiệu quả không chỉ đơn giản là: muốn lắng nghe thì dừng nói mà còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả của việc lắng nghe.
a. Tốc độ tư duy
Thông thường, tốc độ nói của người trưởng thành là 125 từ/phút trong khi tốc độ suy nghĩ của con người nhanh gấp 4 lần nên thời gian dùng để suy nghĩ nhiều hơn là để lắng nghe, nghĩa là chúng ta thường bị phân tán tư tưởng. Do vậy, khi nói về một vấn đề gì đó, chúng ta nên nói ngắn gọn và cũng không nên nói quá chậm sẽ dễ làm người nghe mất tập trung.
b. Sở thích
Người ta thường chỉ nghe những gì mà mình thích. Khi gặp những vấn đề không phù hợp với mình thì thường không muốn nghe và không nghe.
c. Sự phức tạp của vấn đề
39 người thường có xu hướng bỏ ngoài tai, khônglắng nghe nữa.
d. Thiếu kiên nhẫn
Lắng nghe đòi hỏi phải kiên nhẫn vì không phải lúc nào người nói cũng nói những gì ta muốn được nghe. Chính vì vậy, trong thực tế thường xảy ra tình trạng cả hai người cùng tranh nhau nói hay cùng nói. Khi nghe người khác nói, chúng ta thường có những ý kiến đáp lại và muốn nói ngay những suy nghĩ đó. Nếu không biết kiềm chế và kiên nhẫn nghe người khác nói thì việc lắng nghe không thể có hiệu quả.
e. Thiếu kỹ năng lắng nghe
Cũng giống như những kỹ năng khác, muốn lắng nghe tốt thì phải có sự tập luyện và để tập luyện hiệu quả thì phải có những bài tập rất cụ thể. Tuy nhiên, việc dạy cho học sinh cách lắng nghe còn chưa được chú trọng.
g. Thiếu quan sát khi nghe
Muốn lắng nghe hiệu quả, không chỉ cần đến thính giác mà cả các giác quan khác, nhất là thị giác để có thể nắm bắt hết thông điệp mà người nói muốn chuyển tải qua ngôn ngữ và những yếu tố phi ngôn ngữ.
“Sao mà anh ngốc thế Không nhìn vào mắt em”
là hai câu thơ rất hay nói lên tầm quan trọng của giao tiếp bằng mắt khi lắng nghe. Tuy vậy, chúng ta thường ít sử dụng hoặc chưa biết sử dụng mắt trong quá trình giao tiếp.
h. Những thành kiến, định kiến tiêu cực
Khi chúng ta có thành kiến, định kiến với người đối thoại hoặc vấn đề mà người đối thoại đề cập đến thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ và hiệu quả lắng
nghe.
i. Những thói quen xấu khi lắng nghe
40 ngang lời người nói, đoán trước ý người nói, giả vờ chú ý… Những điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả lắng nghe.
2.5 Kỹ năng lắng nghe hiệu quả
Lắng nghe là một nghệ thuật. Để lắng nghe có hiệu quả, con người phải có sự tập luyện thường xuyên. Cần chú ý một số kỹ năng sau đây để có thể nâng cao hiệu quả của việc lắng nghe:
a. Kỹ năng gợi mở
Trong giao tiếp, có những vấn đề, nội dung khó nói hoặc tế nhị thì người ta sẽ khó chia sẻ một cách tự nhiên. Cũng có khi, do sự chi phối của yếu tố cảm xúc làm cho chúng ta thường e ngại hoặc bối rối trước người khác. Để cho người đối thoại tự nhiên và mạnh dạn chia sẻ, có thể áp dụng một số thủ thuật như sau:
Tỏ ra am hiểu vấn đề và đồng cảm về cảm xúc. Sử dụng những câu nói như “Tôi hiểu”, “Tôi đã từng nghe về vấn đề này” hay “Tôi có thể hiểu được lúc đó anh buồn như thế nào…” cùng với những yếu tố giao tiếp phi ngôn ngữ như nét mặt, ánh mắt, nụ cười để người nói cảm nhận được rằng mình đang quan tâm và hưởng ứng với những gì họ nói.
Có sự phản hồi thích hợp với những nội dung mà người nói chia sẻ. Việc phản hồi này không chỉ bằng lời nói mà cần bằng cả cử chỉ, điệu bộ như sự gật gù, nhún vai, chau mày… sẽ làm cho hiệu ứng giao tiếp gia tăng một cách đáng kể.
Đặt câu hỏi để làm rõ hơn vấn đề và cũng để thể hiện sự quan tâm đến nội dung đối thoại. Nên sử dụng dạng câu hỏi mở và không nên hỏi quá nhiều. Tuỳ vào tình huống mà có thể sử dụng những câu hỏi như “Rồi sao nữa?”, “Lúc đó anh phản ứng như thế nào?”…
Giữ sự im lặng đầy thiện chí. Trong quá trình giao tiếp, có những lúc câu chuyện sẽ bị ngắt quãng và người nói sẽ tạm thời im lặng. Những lúc như vậy, nếu chúng ta cũng biết giữ im lặng nhưng vẫn thể hiện sự chờ đợi để tiếp tục lắng nghe
41 thì người nói sẽ sớm nối lại cuộc đối thoại. Tuy nhiên, nếu sự im lặng đó quá lâu thì bạn cẩn phải chủ động phá vỡ sự im lặng đó để sự tương tác đích thực bắt đầu được
hiện diện.
b. Kỹ năng bộc lộ sự quan tâm
Khi lắng nghe, nên ngồi hướng về phía người đối thoại và thể hiện sự quan sát.
Có sự tiếp xúc bằng mắt một cách hợp lý. Nên giữ khoảng thời gian giao tiếp bằng mắt từ 70 - 75% tổng thời gian cuộc đối thoại. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên tập trung ánh mắt vào một điểm nào đó trên cơ thể mà phải nhìn tổng thể cả con người họ.
Có những cử chỉ, động tác đáp ứng lại người nói như: gật đầu, mỉm cười hay những động tác của tay… Cần tuyệt đối tránh những tư thế cho thấy bạn đang thờ ơ hoặc không hứng thú với người nói như: bẻ ngón tay, chống cằm, vặn mình hay mân mê một vật gì đó… Đây là những cử chỉ trong vô thức có thể xuất hiện sẽ có nguy cơ làm cho mối quan hệ giao tiếp của bạn dễ dàng bị rạn nứt một cách không thương
tiếc...
c. Kỹ năng tạo lập không khí giao tiếp thoải mái, bình đẳng
Để tạo ra bầu không khí bình đẳng, thoải mái trong giao tiếp cần lưu ý:
Giữ khoảng cách giao tiếp phù hợp. Tuỳ vào mức độ mối quan hệ mà cần giữ khoảng cách gần hay xa cho tương ứng.
Tư thế ngang tầm: khi một người đứng thì người kia cũng nên đứng và khi người kia ngồi thì thì cũng nên ngồi. Không nên một người đứng, một người ngồi sẽ tạo nên sự chênh lệch về vị thế. Cần lưu ý tránh một vài tư thế tư thế như khoanh tay hay bỏ tay vào túi quần vì những cử chỉ này thể hiện sự không hào hứng hay khép kín trong giao tiếp.
d. Kỹ năng phản ánh lại
42 thân có đúng với những gì người đối thoại muốn chuyển tải không, vừa thể hiện sự quan tâm của bạn đối với người nói.
Phản ánh lại thực chất là việc người nghe diễn đạt lại ý của người nói theo cách hiểu của mình. Những câu nói thường được sử dụng là “Theo tôi hiểu thì ý anh là…”, “Không biết có phải ý của anh là…” hay “Hình như anh muốn nói…”…