2. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả
2.3 Các cấp độ nghe
Nghe phớt lờ, tức là không quan tâm, không chú ý, bỏ ngoài tai tất cả những gì người nói nói. Biểu hiện của cấp độ nghe này là nói chuyện riêng hay làm việc khác khi người nói đang nói.
Nghe giả vờ, là tỏ vẻ chú ý lắng nghe nhưng thực chất lại đang suy nghĩ về một vấn đề khác hoặc không quan tâm và không hiểu được thông tin của người nói. Gật đầu, chăm chú nghe nhưng không hiểu nội dung và thỉnh thoảng có những hành vi, cử chi trái ngược với nội dung mà người nói muốn chuyển tải là những biểu hiện của nghe giả vờ.
Nghe có chọn lọc, từng phần là người nghe chỉ nghe một phần thông tin và nghe những gì mình quan tâm, ưa thích. Biểu hiện của cấp độ nghe này là lâu lâu nói chuyện hay làm việc riêng.
Nghe chăm chú, là tập trung chú ý vào lời người nói và cố gắng để hiểu họ. Ở kiểu nghe này, người nghe tập trung vào người đối thoại, không làm việc riêng
38 nhưng không có các cử chỉ thể hiện mình hiểu thông tin người nói đưa ra và khuyến khích họ nói.
Nghe thấu cảm, là kiểu nghe mà người nghe không chỉ chăm chú lắng nghe mà còn đặt mình vào vị trí của người nói để có thể hiểu họ một cách thấu đáo. Khi nghe thấu cảm, ta không chỉ hiểu được những thông điệp mà người nói muốn chuyển tải mà còn hiểu được tâm tư, tình cảm, nhu cầu của họ. Lúc này, việc lắng nghe không chỉ bằng trái tim mà bằng cả trái tim và khối óc. Sự chăm chú, các câu hỏi gợi mở, các hành vi đáp ứng và khuyến khích người nói… là biểu hiện của hình thức lắng nghe này.