Xử lý xung đột nhóm

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ (Trang 66 - 69)

* Xung đột nhóm xảy ra có thể do những nguyên nhân:

- Cá nhân: Do khác nhau về văn hóa, trình độ chuyên môn, hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm sinh lý, Mỗi người có những suy nghĩ riêng, cá tính riêng nên việc xảy ra mâu thuẩn là không thể tránh khỏi

- Giao tiếp: Không quan tâm lắng nghe lẫn nhau, thiếu chia sẻ thông tin kịp thời, dẫ đến hiểu lầm nhau

- Xã hội: Do biến động của kinh tế thị trường, mức sinh hoạt của mỗi gia đình khác nhau, không được quan tâm kịp thời và thích đáng.

* Xử lý xung đột nhóm

- Người lãnh đạo cần lắng nghe mỗi thành viên, tìm lý do, tìm giải pháp để giải quyết xung đột, cần giải quyết khi chúng mới nảy sinh vì dễ giải quyết.

- Người lãnh đạo phải chỉ ra được giá trị chung giữa các bên, xác định những điểm chung.

- Cho mỗi thành viên có cơ hội để họ trình bày quan điểm của mình, hãy đặt những câu hỏi để vấn đề trở nên rõ ràng.

66

- Để ngăn ngừa xung đột leo thang, cần xây dựng nguyên tắc làm việc của đội, có thể phân công nhiệm vụ lại cho các thành viên, để họ thay đổi tinh thần là việc.

- Cuối cùng, những thành viên nào không biết tôn trọng đồng nghiệp nên thuyên chuyển ra khỏi đội.

* Cách giải quyết xung đột nhóm:(né tránh, tuân theo, đương đầu, cộng tác)

*Né tránh:

Khi nhóm xảy ra mâu thuẩn, để sự việc cho người khác giải quyết hoặc để tự sự việc êm xuôi, bạn không muốn dính líu vào và lo làm công việc của mình.

Ưu điểm:

- Mọi người cho rằng, bạn là người rất chăm chỉ và cẩn trọng

- Kỹ năng làm việc của bạn được ghi nhận

- Bạn coi là người trung lập, điềm tĩnh.

- Bạn sẽ không bị dính líu đến những cuộc tranh cãi.

Nhược điểm:

- Bạn có ít cơ hội đưa ra ý kiến

- Bạn bị coi là người không có chính kiến

- Mọi người không tin tưởng bạn

- Bạn dễ bị nản lòng khi làm việc nhóm

* Tuân theo

Bạn tìm kiếm sự ủng hộ cho quan điểm của mình, nhưng của cùng bạn vẫn là theo số đông.

Ưu điểm

67

- Bạn không bị xem là người gây rắc rối

- Bạn là thành viên tốt trong nhóm

Nhược điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những người dám nghĩ, dám làm sẽ không tôn trọng bạn

- Mọi người xem bạn là người ba phải

- Bạn bị áp lực do thiếu sự quyết đoán của mình.

* Đương đầu

Bạn trình bày quan điểm của mình rất rõ ràng, thẳng thắn và dứt khoát.

Ưu điểm:

- Bạn được xem như là nhà lãnh đạo

- Các ý tưởng của bạn đưa ra được chú ý mạnh mẽ

- Những người khác luôn cân nhắc đến quan điểm của bạn.

Nhược điểm:

- Mọi người cho rằng bạn tự cao

- Bạn thường phải chịu trách nhiệm trong những tình huống rắc rối

- Bạn gây ra nhiều mâu thuẩn

- Bạn có xu hướng tạo bè cánh

* Cộng tác

Bạn luôn cố gắng tìm sự đồng thuận về một giải pháp chung cho một vấn đề.

Ưu điểm

- Mọi người xem bạn như là người lãnh đạo

- Bạn góp phần phát triển các thành viên trong nhóm - Bạn luôn đặt các vấn đề quan trọng lên hàng đầu

68

- Bạn lãng phí thời gian cho nhiều người

- Mọi người cho rằng bạn là người xu nịnh

- Đôi khi bạn đánh mất những ý tưởng riêng của mình

Chú ý:

Những xung đột đạt được mục tiêu và cải thiện hoạt động là xung đột chức năng và tích cực, còn những xung đột làm cản trở hoạt động của nhóm là xung đột phi chức năng và tiêu cực.

Trên thức tế, không có ranh giới rõ rang giữa xung đột chức năng và phi chức năng. Một xung đột có tác động lành mạnh và tích cực tới các mục tiêu của nhóm này hoàn toàn có thể mang tính chức năng trong một nhóm khác hoặc trong chính nhóm đó vào một thời điểm khác.

Tiêu chí quan trọng để đánh giá xem xung đột mang tính chức năng hay phi chức năng chính là hoạt động của nhóm, các nhóm tồn tại nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu nào đó nên đặc điểm của xung đột được đánh giá trên cơ sở của xung đột đối với nhóm chứ không phải đối với các nhân nào. Khi đánh giá các xung đột mang tính chức năng hay phi chức năng, hay nói một cách khác là đánh giá xung đột đó là tốt hay xấu, người ta không cần thiết phải xem xét các thành viên của nhóm đó nhận thức xung đột đó như thế nào. Một thành viên của nhóm đó có thể đánh giá một hành động là phi chức năng vì kết quả của nó không thỏa mãn cá nhân đó. Tuy nhiên, theo phân tích của tập thể, hành động đó có tính chức năng vì nó thúc đẩy các mục tiêu của nhóm

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ (Trang 66 - 69)