3. Kỹ năng đặt câu hỏi
3.3. Những sai lầm khi đặt câu hỏi
Khi đặt câu hỏi, chúng ta thường mắc phải một số những sai lầm như sau:
- Hỏi với mục đích khai thác, điều khiển người khác. Những câu hỏi với mục đích khai thác thông tin để thoả trí tò mò như “Hợp đồng mới nhất của công ty anh trị giá bao nhiêu tiền?” hay “Tình cảm của anh ấy dành cho chị thế nào?”… thường là những câu hỏi dạng này.
- Diễn đạt quá dài dòng khi đặt câu hỏi. Có những trường hợp, do người hỏi sợ người đối thoại không hiểu hết ý mình nên thường sử dụng những câu hỏi dài dòng đã bao hàm cả phần giải thích ở trong đó chẳng hạn như “Khi giáo viên chuẩn bị kỹ giáo án, giảng bài một cách hăng say, biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau khi giảng dạy để kích thích tinh thần tham gia và phát huy vai trò trung tâm của người học thì học sinh sẽ hiểu bài hơn, anh có nghĩ như vậy không?”. Trong trường
45 hợp đó, người hỏi chỉ cần dùng câu hỏi ngắn gọn “Theo anh, thế nào là phương pháp dạy học hiệu quả?” cũng có thể thu thập được những thông tin cần thiết. Với cách hỏi dài dòng, sẽ khiến người nghe dễ bị phân tán vì câu hỏi quá dài và cũng không thu được những thông tin hữu ích từ phía người trả lời.
- Hỏi mà không lắng nghe câu trả lời. Sau khi hỏi và người nghe đang trả lời thì chúng ta lại sao lãng, không tập trung hoặc làm một việc gì đó mà không chú ý lắng nghe câu trả lời sẽ tạo nên tâm lý tiêu cực cho người được hỏi, làm cho họ cảm thấy không được tôn trọng.Khi đó, người nghe sẽ không trả lời những câu hỏi của chúng ta hoặc chỉ là trả lời cho “qua chuyện”.Lúc này, hiệu quả giao tiếp sẽ không được như mong muốn.
- Sử dụng câu hỏi không phù hợp với đối tượng. Nguyên nhân của tình trạng này la do người đặt câu hỏi chủ quan hoặc không hiểu rõ thông tin của người nghe trước khi đặt câu hỏi. Những câu hỏi mang tính học thuật cao cho người có trình độ phổ thông sẽ là những câuhỏi không phù hợp…
- Đặt câu hỏi với mục đích thắng - thua.Những câu hỏi dạng này thường xuất hiện trong các cuộc tranh luận căng thẳng. Khi một người muốn dành phần thắng về mình, họ thường dùng những câu hỏi để dồn người kia vào thế “đường cùng” với mụcđích để người nghe không trả lời được hoặc phải thừa nhận sự thua cuộc.
Ví dụ: trong một cuộc tranh luận giữa hai vợ chồng về vấn đề tình cảm.
- Vợ: Anh còn gì để nói về tin nhắn sặc mùi tình cảm này của cô ta trong điện thoại của anh nữa không?
- Chồng: Anh không biết cô ấy là ai, chắc là lộn số thôi mà.
- Vợ: Lộn số à, lộn số mà cô ấy biết là anh đã có con để mà hỏi “con ngủ chưa” à?
- Chồng: Thì… thì đã sao nào? Cô ấy nhắn tin cho tôi thì sao nữa, cô tính làm gì nào?
46 Nếu câu chuyện cứ tiếp diễn theo hướng trên thì chắc chắn là cuộc tranh luận sẽ không mang đến những kết quả tốt đẹp. Ngược lại, nó sẽ gây nên sự tổn thương đến lòng tự trọng của người chồng và ảnh hưởng đến mối dây tình cảm của hai vợ chồng.
- Hỏi không đúng hoàn cảnh. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm này thường là do người hỏi không suy nghĩ kỹ và không đánh giá đúng bối cảnh thực tế trước khi đặt câu hỏi. Một câu hỏi về thu nhập cá nhân đối với một người đang bị thất nghiệp là một câu hỏi không phù hợp với hoàn cảnh.