Mục tiêu sự kiện

Một phần của tài liệu Giáo trình Lập kế hoạch truyền thông TS. Ao Thu Hoài (Trang 99 - 100)

Các nhà marketing đưa ra một số lý do để tài trợ cho các sự kiện

Để xác định một thị trường mục tiêu hoặc lối sống cụ thể:

Khách hàng có thể được nhắm đến theo địa lý, dân số, tâm lý, hoặc hành vi tùy theo các sự kiện. Old Spice tài trợ cac sự kiện thể thao đại học và đua xe – bao gồm một hợp đồng 10 năm với các lần tham gia của Tony Stewart trong Nextel Cup và Brusch Series- nahừm làm nổi bật sự thích hợp của sản phẩm và tặng mẫu cho các đối tượng mục tiêu của thương hiệu: nam từ 16 đến 24 tuổi.

Để làm tăng sự nổi bật tên của công ty hoặc sản phẩm: tài trợ thường cung cấp một sự hiển thị lâu dài cho một thương hiệu, điều kiện cần thiết để củng cố sự nổi bật của thương hiệu. Nhận thức hàng đầu (Top-of-mind awareness) của các nhà tài trợ World Cup bóng đá như Emirates, Huyndai, Kia, Sony được hưởng lợi từ tiếp xúc quảng cáo và thương hiệu lặp lại nhiều lần trong suốt giải đấu kéo dài cả tháng trời.

Để tạo ra hoặc củng cố nhận thức của các liên tưởng hình ảnh thương hiệu chính: Bản thân sự kiện có các liên tưởng có thể giúp để tạo ra hoặc củng cố liên tưởng thương hiệu. Để củng cố hình ảnh của mfinh cho khu vực trung tâm nước Mỹ, Toyota Tundra tài trợ giải câu cá BASS và một tour lưu diễn nhạc đồng quê Brooks & Dunn.

Để nâng cao hình ảnh công ty: Tài trợ có thể nâng cao nhận thứuc rằng công ty này đáng yêu và có uy tín. Mặc dù Visa xem sự tài trợ lâu dài cho Olimpic của mình như là một phương tiện để nâng cao nhận thứuc quốc tế về thươn hiệu và làm tăng việc sử dụng và cũng như doanh số, hãng cũng mang lại thiện chí yêu nước và đánh giá tinh thần Olimpic đầy cảm xúc.

Để tạo ra những trải nghiệm và gợi lên cảm xúc: Cảm xúc nảy sinh bởi một sự kiện thú vị hoặc đáng giá có thể gián tiếp liên hệ với thương hiệu. Các mẫu xe Audi xuất hiện dày đặc trong bộ phim bom tấn Iron Man 2 vào năm 2010, bao gồm các chiếc Spyder R8, SUV A8, Q5 Và Q7, và chiếc lung gù A3 của nhân vật chíng Tony Stark. Được hỗ trợ bởi một cuộc oanh tạc marketing kéo dài một tháng, các cuộc khảo sát cho thấy việc truyền khẩu tích cực tăng gấp đôi cho thương hiệu.

Để thể hiện cam kết với vấn đề cộng đồng hoặc xã hội: Marketing thiện nguyện tài trợ cho tổ chức và các quỹ từ thiện phi lợi nhuận. Các công ty như Timberland, Stonyfield Farm, Home Deport, Starbuck, American Express, và Tom’s of Maine đã biến marketing thiện nguyện thành một nền tảng quan trọng của các chương trình marketing của họ.

Để giải trí cho các khách hàng quan trọng hoặc tưởng thưởng cho các nhân viên quan trọng. Nhiều sự kiện bao gồm lều tiếp khách xa hoa và các dịch vụ đặc biệt hoặc các hoạt động khác chỉ dành cho nhà tài trợ và khách hàng của họ. Những đặc quyền này tạo ra thiện chí và thiết lập các mối liên hệ kinh doanh có giá trị. Xét theo góc độ nhân viên, các sự liện cũng có thể lôi kéo sự tham gia và nâng cao tinh thần, hoặc đóng vai trò một sự khuyến khích. BB& T Corp, dịch vụ ngân hàng và tài chính lớn ở miền Nam và Đông Nam Hoa Kỳ, đã sử dụng việc tài trợ NASCAR Busch Series để giải trí cho các khách hàng doanh nghiệp và các khoản tài trợ những giải đấu bóng chày nhỏ của hãng để tạo ra sự phấn khích trong nhân viên.

Tạo ra các cơ hội bán hàng hoặc khuyến mại: Nhiều nhà marketing thị trường kết hợp các cuộc thi hoặc rút thăm trúng thưởng, trưng bày hàng trong cửa hàng, phản hồi trực tiếp, hoặc các hoạt động marketing khác với một sự kiện. Ford, Coca-cola, và AT &T Mobility đã sử dụng việc tài trợ cho chương trình Thần tượng âm nhạc Mỹ (American Idol) theo cách này.

Mặc dù có những lợi thế tiềm tàng, theo kết quả của một sự kiện vẫn có thể là không thể đoán trước và nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà tài trợ. Dẫu nhiều người tiêu dùng sẽ ghi công nhà tài trợ trong việc cung cấp sự hỗ trợ tài chính để thực hiện một sự kiện nào đó, một số có thể bực bội vì sự thương mại hóa các sự kiện.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lập kế hoạch truyền thông TS. Ao Thu Hoài (Trang 99 - 100)