Mô hình Lavidge và Steiner

Một phần của tài liệu Giáo trình Lập kế hoạch truyền thông TS. Ao Thu Hoài (Trang 29 - 30)

Năm 1961, Robert J.Lavidge và Gary A. Steiner đã đề xuất một mô hình mới cho truyền thông marketing, mà sự phân cấp của ảnh hưởng lại bao gồm thuyết phục như một yếu tố quan trọng. Mô hình này đưa ra một ảnh hưởng lâu dài của quảng cáo. Theo mô hình Lavidge và Steiner, một khách hàng hoàn toàn không biết gì về các sản phẩm đi qua sáu bước sau đây trước khi quyết định mua hàng:

Nhận thức (awareness). Người truyền thông trước hết phải nắm được việc công chúng mục tiêu biết đến sản phẩm hay tổ chức của mình như thế nào. Nếu đa số họ chưa biết gì về doanh nghiệp và sản phẩm của nó, thì công việc của người truyền thông là tạo cho họ biết, ít nhất cũng là tên doanh nghiệp. Điều này có thể làm được bằng một thông điệp đơn giản có sự lặp đi lặp lại tên này. Tuy vậy việc tạo cho công chúng biết được thông tin đơn giản cũng đòi hỏi có thời gian.

Hiểu (knowledge). Công chúng mục tiêu có thể biết về sản phẩm hay doanh nghiệp nhưng có thể chưa thực sự hiểu về chúng. Làm cho công chúng hiểu được doanh nghiệp và sản phẩm của nó là mục tiêu tiếp theo của người truyền thông.

Thích (liking). Nếu công chúng đã hiểu về sản phẩm, liệu họ có cảm nghĩ gì về

sản phẩm ấy. Nếu công chúng tỏ ra không có thiện cảm với sản phẩm, thì doanh nghiệp cần triển khai một chiến dịch truyền thông nhằm gây dựng mối thiện cảm. Và nếu điều này không đem lại kết quả do sản phẩm còn nhiều khiếm khuyết, thì doanh nghiệp trước

hết phải tìm cách cải tiến sản phẩm. Việc quan hệ với công chúng đòi hỏi phải “hành động tốt đi trước lời nói tốt”.

Hình 1.10: Mô hình Lavidge và Steiner

Ưa chuộng (preference). Công chúng mục tiêu có thể thích sản phẩm nhưng lại không ưa chuộng nó hơn những sản phẩm khác. Trường hợp này cần khuếch trương những đặc tính nổi bật của sản phẩm như giá cả, chất lượng và các tính năng khác để thuyết phục công chúng và làm tăng mức độ ưa chuộng sản phẩm của họ.

Tin chắc (conviction). Công chúng mục tiêu có thể ưa chuộng một sản phẩm nhưng không tin chắc rằng mình sẽ mua nó. Công việc của người truyền thông là thiết lập một niềm tin vững chắc rằng quyết định mua sản phẩm đó là đúng dắn.

Mua sắm (purchase). Một số trong công chúng mục tiêu có thể đã tin, nhưng không hẳn tính ngay đến việc mua. Họ có thể chờ đợi có thêm thông tin, hoặc dự định để làm việc đó sau. Người truyền thông phải dẫn những khách hàng tiềm năng này đi đến bước cuối cùng là mua hàng.

Sáu trạng thái trên được tập hợp trong ba giai đoạn : nhận thức(biết, hiểu), cảm thụ(thích, chuộng và tin chắc), và hành vi (mua). Ngưòi tiêu dùng có thể đang ở bất kỳ

một trong số sáu trạng thái sẵn sàng mua đó. Công việc của ngườiì truyền thông là xác định xem đa số người tiêu dùng đang ở giai đoạn nào, và triển khai một chiến dịch truyền thông để đưa họ đến giai đoạn tiếp theo.

1.3. CÁC CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG 1.3.1. Các phương thức truyền thông 1.3.1. Các phương thức truyền thông

Tổ hợp truyền thông tiếp thị gồm một số dạng truyền thông chính:

Một phần của tài liệu Giáo trình Lập kế hoạch truyền thông TS. Ao Thu Hoài (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)