Một số đặc trƣng của tập đoàn kinh tế nhà nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 31)

Bối cảnh ra đời của TĐKT nhà nước Việt Nam: Năm 1994, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 91/TTg, ngày 7-3-1994, về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh dựa trên các xí nghiệp, công ty cũ. Đã có 18 TCT đƣợc thiết lập trong hàng loạt các ngành, một số trƣờng hợp các TCT chiếm toàn ngành. Sau nhiều năm hoạt động các TCT đã đạt đƣợc những kết quả nhất định nhƣ: góp phần thúc đẩy tích tụ, tập trung vốn ở một số ngành kinh tế quan trọng; là nòng cốt trong việc bảo đảm cân đối chủ yếu trong nền kinh tế về những hàng hóa, vật tƣ chiến lƣợc và các hàng tiêu dùng thiết yếu nhƣ than, điện, xi măng, dầu khí… Song, hoạt động của nhiều TCT nhà nƣớc còn thiếu năng động trong kinh doanh, chất lƣợng sản phẩm chƣa đƣợc cải tiến đáng kể, sản lƣợng thấp; hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm dần; thiếu vốn… Các TCT nhà nƣớc nhất là các TCT 90 chƣa đƣợc tổ chức, sắp xếp lại. Số lƣợng TCT không giảm mà lại tăng. Xu hƣớng thành lập TCT nhằm thu gom đầu mối doanh nghiệp nhà nƣớc nhỏ bé hoạt động kém hiệu quả, không gần với việc sắp xếp doanh nghiệp theo ngành nghề kinh tế, kĩ thuật trên địa bàn đang phát triển, không làm cho doanh nghiệp mạnh lên mà tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả tồn tại một cách hợp pháp. Chính vì những nhƣợc điểm nói trên nên các TCT hiện nay tuy đạt đƣợc một số tiến bộ nhƣng so với yêu cầu của một TĐKT mạnh thì vẫn còn là một khoảng cách xa.

Sau 10 năm thành lập theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, các TCT nhà nƣớc đã ngày một phát triển. Trên cơ sở lựa chọn trong số những TCT 91, trong 2 năm 2005 – 2006, Thủ tƣớng Chính phủ quyết định phê duyệt đề án chuyển đổi 7 TCT 91 sang hoạt động theo mô hình TĐKT, trong

đó có nhiều công ty con là các CTCP hay công ty liên kết. Đến nay chƣa có khung pháp luật đầy đủ về T Đ K T , nên để quản lý việc hình thành, tổ chức và hoạt động của các TĐKT nhà nƣớc, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành các văn bản cá biệt để điều chỉnh từng TĐKT thí điểm. Đó là các Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt đề án thí điểm thành lập TĐKT nhà nƣớc; thành lập công ty mẹ Tập đoàn; Bổ nhiệm các thành viên HĐQT công ty mẹ; Ngoài ra còn có quy chế tài chính của công ty mẹ (Bộ Tài chính, hoặc HĐQT công ty mẹ có thoả thuận của Bộ tài chính ban hành) và Nghị định 141/2007/NĐ-CP về chế độ tiền lƣơng đối với công ty mẹ do nhà nƣớc làm chủ sở hữu và các công ty con trong TĐKT nhà nƣớc. Có thể thấy, sự ra đời của các TĐKT ở nƣớc ta là kết quả của quá trình sắp xếp và đổi mới các TCT nhà nƣớc.

Những đặc trưng của TĐKT nhà nước Việt Nam: Thứ nhất, TĐKT nhà nƣớc đƣợc hình thành chủ yếu từ việc chuyển đổi và tổ chức lại các Tổng công ty Nhà nƣớc theo quyết định của Chính phủ. Thứ hai, hoạt động trong những ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế theo mục tiêu chiến lƣợc phát triển của từng tập đoàn mà tƣ nhân và các thành phần kinh tế khác khó thể thực hiện đƣợc do hạn chế về năng lực tài chính hoặc kinh nghiệm quản lý. Thứ ba, Tập đoàn kinh tế đƣợc tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty con, có quy mô và khả năng tích tụ vốn có trình độ cao hơn và quy mô lớn hơn so với các Tổng công ty trƣớc đây. Thứ tƣ, Việc quản lý tập đoàn đƣợc thực hiện thông qua công ty mẹ và thông qua các hoạt động đầu tƣ, liên kết, qua sự thỏa thuận hợp tác giữa các thành viên trong tập đoàn.

Việc xem xét các nguyên tắc quản trị công ty của OECD đối với DNNN nêu tại mục 1.2 trên đây và xác định các đặc trƣng của TĐKT nhà nƣớc Việt Nam, tác giả nhận thấy về nội dung quản trị công ty đối với các

TĐKT cần tập trung vào các xác định những nội dung sau: 1) Khung pháp lý về hoạt động quản trị TĐKT nhà nƣớc; (2) Vấn đề tách biệt quản lý và sở hữu giữa tập đoàn với chủ sở hữu (Nhà nƣớc); (3) Vấn đề mục tiêu và thiết lập mục tiêu của TĐKT nhà nƣớc; (4) Vấn đề công khai, minh bạch (5) Xác định tƣ cách cổ đông và vai trò giám sát của công ty mẹ đối với các công ty con trong hoạt động đầu tƣ vốn và giám sát thực hiện mục tiêu chung của cả tập đoàn; (6) Xây dựng mô hình giám sát hiệu quả; (7) Đề cao trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)