Tổng quan kinh nghiệm áp dụng các nguyên tắc quản trị công

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 35)

các nước thành viên OECD

Trong phần này, kinh nghiệm đƣợc xem xét theo từng nguyên tắc đƣợc OECD khuyến nghị áp dụng và nghiên cứu thực tiễn áp dụng các nguyên tắc quản trị này trong pháp luật về quản trị TĐKT nhà nƣớc của các nƣớc thành viên OECD.

Thứ nhất, hoàn thiện khuôn khổ cho quản trị doanh nghiệp nhà nước.

Cải cách khuôn khổ thể chế là cơ sở quan trọng cho cải thiện quản trị doanh nghiệp nhà nƣớc. Sửa đổi, bổ sung hệ thống quy định trong các văn bản pháp luật là điều kiện cần để quản trị DNNN có hiệu quả. Hệ thống pháp luật của Đức, bên cạnh việc quy định về tổ chức doanh nghiệp, còn bổ sung các văn bản liên quan đến cải thiện quản trị DNNN nhƣ: Ban hành Luật về chế độ kế toán - cổ phần, minh bạch, công khai hóa; Luật Cải cách chuẩn mực kế toán; Luật công khai đã ngộ cho các nhà quản lý doanh nghiệp [53, tr.17]. Bên cạnh đó, ở Đức và Pháp còn ban hành các thông lệ/cẩm nang/chuẩn mực quản trị doanh nghiệp do một tổ chuyên gia trong lĩnh vực doanh nghiệp đƣợc chính phủ thành lập soạn thảo. Các DNNN đƣợc khuyến cáo nên thực hiện theo những thông lệ tốt này. Quản trị doanh nghiệp còn tập trung vào việc tạo điều kiện cho các bên có liên quan tự thỏa thuận và tự điều tiết hành vi theo những yêu cầu của mới của thị trƣờng kinh tế và theo thông lệ kinh doanh đƣợc thừa nhận rộng rãi.

Thứ hai, xây dựng mô hình quản trị thích hợp để phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện sở hữu nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước. Ở các nƣớc OECD, DNNN vẫn còn tồn tại khá nhiều, việc xây dựng một mô hình giúp tách bạch chức năng quản lý doanh nghiệp và chức năng đại diện sở hữu nhà nƣớc. OECD không đƣa ra mô hình chung cho các nƣớc áp dụng, nhƣng thực tế vận dụng các quy tắc trên tại các nƣớc cho thấy có 2 mô hình tổ chức quản lý đại diện sở hữu nhà nƣớc trong các doanh nghiệp. Đó là: Mô hình quản lý theo bộ ngành và mô hình quản lý tập trung [34].

Mô hình quản lý theo bộ ngành: mô hình này đƣợc khuyến nghị áp dụng đối với các DNNN sản xuất và cung ứng các dịch vụ công cho nhà nƣớc, thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển ngành. Vai trò chủ sở hữu nhà nƣớc đƣợc trao cho các bộ ngành khác nhau quản lý theo ngành và lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động. Chủ thể sở hữu phần vốn góp nhà nƣớc chính là các Bộ. Ƣu điểm chính của mô hình này là phát huy đƣợc kỹ năng chuyên môn của các Bộ, ngành trong việc quản lý doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, có đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện quản lý của chủ sở hữu đối với từng DNNN. Tuy nhiên, mô hình này có một số nhƣợc điểm nhƣ: không tách bạch chức năng quản lý của chủ sở hữu Nhà nƣớc với các chức năng khác của Nhà nƣớc và vẫn có nguy cơ can thiệp của cơ quan Nhà nƣớc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lớn.

Mô hình quản trị tập trung: Mô hình này đƣợc áp dụng từ cuối những năm 1990 đến nay ở các nƣớc nhƣ Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Hà Lan, Anh, Trung Quốc. Theo mô hình này, chính phủ các nƣớc sẽ thành lập một cơ quan/tổ chức có chức năng quản lý chủ sở hữu nhà nƣớc tại các DNNN. Chủ thể này sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo đầu tƣ của Nhà nƣớc hiệu quả nhất, đúng mục tiêu của nhà nƣớc đã đề ra và thực thi chính sách này. Thực tế, các chủ thể quản lý ở mỗi nƣớc là khác nhau phụ thuộc vào bộ máy nhà nƣớc và tình

hình cụ thể của từng nƣớc, có nƣớc thành lập một cơ quan chuyên trách nhƣ Trung Quốc (thành lập Ủy ban quản lý và giám sát tài sản nhà nƣớc SASAC, ở Pháp thành lập APE (State Participation Agency)... hay một số nƣớc lại giao trách nhiệm này cho 1 cơ quan, trực thuộc Bộ nhƣ ở Đan Mạch, giao cho bộ phận chuyên trách thuộc bộ Tài Chính. Ƣu điểm của mô hình tập trung đảm bảo sự phân định rõ ràng giữa chức năng quản lý của chủ sở hữu và các chức năng quản lý khác của Nhà nƣớc; giảm đƣợc sự can thiệp về mặt chính trị và xác định rõ hơn trách nhiệm của HĐQT.

Thứ ba, tăng cường các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ: Trong các DNNN quá trình thực thi các quyền của cổ đông nhỏ bị hạn chế nhiều. Vì vậy, thời gian qua nhiều nƣớc đã có nhiều biện pháp tăng cƣờng khả năng thực thi có hiệu quả các quyền của chủ sở hữu bằng cách ban hành các quy định tăng cƣờng quyền tham gia và quyền biểu quyết ở ĐHĐCĐ nhƣ: trao cho cổ đông quyền chất vấn và yêu cầu ngƣời quản lý doanh nghiệp giải trình về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; phát hành cổ phiếu mới, các cổ đông nên đƣợc mua theo tỷ lệ sở hữu vốn ghi trong vốn điều lệ. Quy định nhóm cổ đông thiểu số có quyền đòi hỏi mở rộng chƣơng trình nghị sự, các báo cáo cần công bố và thảo luận tại Đại hội đồng cổ đông và các tài liệu cần thiết trang điện tử của doanh nghiệp.Quy định rõ ràng về vấn đề thâu tóm doanh nghiệp đảm bảo sự công khai, minh bạch về trình tự và mục tiêu thâu tóm.

Thứ tư, mối quan hệ với các bên có quyền lợi liên quan. Luật của các nƣớc quy định hoàn thiện theo hƣớng, tăng cƣờng bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, hƣớng dẫn các doanh nghiệp hình thành các thỏa ƣớc, cam kết thực hiện quyền của các chủ nợ, khách hàng tham gia với mực độ nhất định vào các quyết định lớn của doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn giải thể, phá sản... Một số nƣớc nhƣ Đức, Pháp, còn quy định về đại diện ngƣời lao động có trong cơ cấu của HĐQT.

Thứ năm, bảo đảm tính công khai, minh bạch của các doanh nghiệp nhà nước. Kể từ khi thị trƣờng chứng khoán phát triển, hầu hết các nƣớc đều ban hành những quy định cụ thể về các loại thông tin mà doanh nghiệp có nghĩa vụ công bố (kể cả đối với DNNN) tối thiểu gồm các thông tin: Báo cáo tài chính thƣờng niên, báo cáo phân tích hoạt động của bộ máy điều hành, mục tiêu hoạt động doanh nghiệp và các chính sách thực hiện mục tiêu, cơ cấu sở hữu và thông tin liên quan đến chủ sở hữu chi phối, chính sách thù lao và quy trình bầu các thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, các yếu tố rủi ro đối với doanh nghiệp đặc thù có thể tiên liệu trƣớc, các chính sách đối với ngƣời lao động.

Thứ sáu, điều chỉnh trách nhiệm của cơ quan quản lý, giám sát trong doanh nghiệp: Tùy thuộc vào cơ cấu quản lý của DNNN, pháp luật quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý, giám sát doanh nghiệp nhƣ HĐQT, Hội đồng giám sát hay Ban kiểm soát. Đặc biệt là đã có những quy định bổ sung thêm về trách nhiệm của HĐQT: (i) HĐQT và Ban giám đốc có nghĩa vụ phối hợp với nhau vì lợi ích của doanh nghiệp, cổ đông; (ii) HĐQT cần giải trình đầy đủ việc không thực hiện đúng mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh doanh đã đặt ra; (iii) trách nhiệm của HĐQT nếu vi phạm thì họ phải đền bù thiệt hại phát sinh; (iv) thành viên HĐQT cần thông báo cho ban giám sát các thành viên HĐQT về các xung đột lợi ích, giao dịch quan trọng phải đƣợc sự chấp thuận của ban giám sát.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)