Các quy định liên quan đến đối xử công bằng giữa các chủ sở

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 52 - 55)

của tập đoàn kinh tế nhà nước

Những quy định này về quản trị công ty không áp dụng đối với doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nƣớc. Pháp luật quy

định những quyền cơ bản bình đẳng giữa các chủ sở hữu của TĐKT nhà nƣớc (bao gồm cả chủ sở hữu là nhà nƣớc, chủ sở hữu là nhà đầu tƣ tƣ nhân, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, nhà đầu tƣ là tổ chức, cá nhân, ngƣời lao động). Có 2 nhóm quyền cơ bản của chủ sở hữu trong các doanh nghiệp của TĐKT nhà nƣớc đƣợc pháp luật xác lập gồm:

Các quyền cơ bản tối thiểu của các chủ sở hữu bao gồm: quyền đƣợc đảm bảo địa vị pháp lý của chủ sở hữu doanh nghiệp (đăng ký chủ sở hữu); quyền tự do định đoạt đối với cổ phần hoặc phần vốn góp; quyền nhận những thông tin quan trọng về doanh nghiệp một cách kịp thời, xác thực; quyền tham gia các quyết định thuộc thẩm quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp và quyền đƣợc nhận lợi nhuận từ vốn đầu tƣ.

Các quyền tham gia giám sát và tác động tới quá trình quản lý điều hành công ty bao gồm: quyền về kiểm tra, giám sát cũng nhƣ các cơ chế có liên quan nhƣ công khai, minh bạch hóa phƣơng thức bầu cử, bổ nhiệm cơ quan quản lý, điều hành; quyền tham gia các quyết định về những vấn đề có thể thay đổi khung điều chỉnh đối với doanh nghiệp, ví dụ thay đổi cơ cấu sở hữu, thay đổi điều lệ, các giao dịch lớn bất thƣờng có thể dẫn tới bán doanh nghiệp…

Luật Doanh nghiệp 2014 đã đƣa ra nguyên tắc bảo đảm đối xử công bằng giữa các cổ đông và bảo vệ cổ đông thiểu số. Những quy định này tạo điều kiện để cổ đông có đƣợc thông tin về quyền đối với từng loại cổ phần trƣớc khi họ mua [41, Điều 114].

Quy định nhằm hạn chế những giao dịch dễ phát sinh tƣ lợi của các thành viên HĐQT (thƣờng là các cổ đông lớn) luật quy định: theo đó những hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tƣợng phải đƣợc ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận gồm: Cổ đông, ngƣời đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những ngƣời có liên

quan của họ; thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và ngƣời có liên quan....[41, Điều 162]. Những chủ thể này đƣợc cho là sẽ thiếu khách quan và độc lập khi tham gia vào hoạt động quản lý công ty.

Nhận xét về quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của cổ đông và bảo vệ cổ đông thiểu số:

Những mặt đạt được: Nghị định 69/2014/NĐ-CP đã quy định đối với doanh nghiệp của TĐKT nhà nƣớc đƣợc tổ chức theo mô hình công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì áp dụng các quy định của Luật Doanh nghiệp. Điều này xóa bỏ đƣợc ranh giới giữa cổ đông là nhà nƣớc và cổ đông là cá nhân, tổ chức khác. Tạo ra sự bình đẳng ở mức độ nhất định đối với các cổ đông.

Những hạn chế: Quyền của cổ đông trên thực tế vẫn chƣa đƣợc đối xử công bằng. Cụ thể nhƣ sau: (i) Điều lệ của hầu hết các công ty đều áp dụng nguyên tắc một cổ phần - một phiếu bầu; vẫn có quy định loại bỏ những cổ đông nhỏ không đƣợc tham dự ĐHĐCĐ. Cổ đông nhỏ (sở hữu dƣới 10% cổ phần) nếu không liên kết lập nhóm sẽ không đƣợc tham dự ĐHĐCĐ nếu HĐQT công ty khống chế đối tƣợng tham dự theo mức cổ phần và thời gian nắm giữ cổ phần, vì vậy họ sẽ mất toàn bộ các quyền tham gia và ảnh hƣởng tới các quyết sách lớn của công ty; không có cơ hội để tiếp cận với thông tin doanh nghiệp ngoại trừ danh sách cổ đông có quyền biểu quyết, điều lệ công ty, sổ biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ. Do không có đầy đủ thông tin doanh nghiệp, dẫn tới mất phƣơng hƣớng hoặc không có cơ sở để đƣa các quyết định đầu tƣ đúng đắn. Hoặc cổ đông nhỏ có thể vẫn đƣợc tham gia và biểu quyết tại ĐHĐCĐ nhƣng chỉ có tính hình thức do bị các cổ đông lớn chi phối; (ii) các cổ đông nhỏ bị chia sẻ hoặc mất lợi ích khi các công ty tùy tiện phát hành cổ phiếu và có thêm các cổ đông mới khác trong khi họ không đƣợc mua cổ phiếu này. Nhiều cổ đông nhỏ không có khả năng

tài chính nhƣng bị “bắt” phải mua cổ phần phát hành thêm, nhận cổ tức bằng cổ phiếu... mà không có khả năng thực hiện quyền phản kháng. Vì không có cơ hội tiếp cận thông tin xác thực nên tiềm ẩn nguy cơ quyết định sai lầm trong việc mua, bán cổ phiếu của công ty. Sự phân biệt đối xử này cần có sự can thiệp của các quy định pháp luật về quản trị công ty nghiêm khắc hơn nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số trong các công ty nhƣ trƣờng hợp nêu trên.

Nguyên nhân của những hạn chế trên: Đa số các doanh nghiệp trong TĐKT nhà nƣớc là doanh nghiệp có phần vốn góp chi phối của nhà nƣớc, do vậy, cổ đông lớn (Nhà nƣớc) giữ vai trò quyết định trong mọi hoạt động quản lý của công ty. Vì vậy, khó có thể xây dựng cơ chế bảo đảm đƣợc quyền lợi của các cổ đông thiểu số. Phần vốn đầu tƣ của nhà nƣớc trong cácTĐKT thƣờng rất lớn, và các chủ thể thực hiện chức năng đại diện phần vốn góp nhà nƣớc tại doanh nghiệp cũng đồng thời là các cơ quan hành chính nhà nƣớc. Nên việc các cổ đông nhỏ sử dụng quyền cổ đông của mình tham gia ứng cử vào HĐQT, hay việc tiếp cận các thông tin nội bộ công ty của cổ đông gần nhƣ không thể thực hiện đƣợc.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)