Hoàn thiện các quy định về minh bạch thông tin và chế độ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 97 - 98)

đối với tập đoàn kinh tế nhà nước

Với các quy định hiện hành về chế độ minh bạch thông tin đƣợc đánh giá là tƣơng đối đầy đủ. Tuy nhiên, chƣa có chế tài xử lý vi phạm đối với những trƣờng hợp doanh nghiệp chậm nộp, không nộp báo cáo, không thực hiện chế độ công bố thông tin bắt buộc, các trƣờng hợp làm sai lệch thông tin trong báo cáo nộp cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc… về vấn đề không thực hiện kiểm toán nội bộ. Vì vậy, cần sớm ban hành Nghị định về xử lý vi phạm đối với những hành vi phạm pháp luật về quản trị doanh nghiệp và có cơ chế kiểm tra, thẩm định các thông tin trong báo cáo quản trị, xác định rõ trách nhiệm cá nhân của những chủ thể quản lý chịu trách nhiệm về báo cáo. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích các TĐKT sử dụng các dịch vụ pháp luật, tài chính… từ bên ngoài để nâng cao hiệu quả trị.

Về hoạt động của Ban kiểm soát trong TĐKT nhà nƣớc, điểm khác biệt của ban kiểm soát trong TĐKT nhà nƣớc so với Ban kiểm soát trong Công ty cổ phần đó chính là nhiệm vụ của cơ quan này không chỉ kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty mẹ mà nó còn thực hiện giám sát cả hoạt động điều phối giữa công ty mẹ với công ty con trong tập đoàn, giám sát cả hoạt động của HĐQT trong việc thực hiện nhiệm vụ do chủ sở hữu giao. Do đó, việc giám sát chặt chẽ góp phần không nhỏ đến hiệu quả quản trị, kết quả kinh doanh và kết quả thực hiện mục tiêu chủ sở hữu nhà nƣớc giao cho TĐKT. Do vậy, sửa đổi quy định về Ban Kiểm soát/ và kiểm soát viên trong Luật Doanh nghiệp và theo quy định tại Quy chế hoạt động của kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành, để tăng cƣờng tính độc lập cho Kiểm soát viên và Ban Kiểm soát của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cũng cần “công bố các nghĩa vụ chung, sự trợ giúp về tài chính hoặc cơ chế chia sẻ rủi ro giữa nhà nƣớc và doanh nghiệp một cách phù hợp” [21]. Đặc thù của TĐKT nhà nƣớc là sự đầu tƣ vốn lớn của Nhà nƣớc nhằm bình ổn nền kinh tế trong nƣớc và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nƣớc với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Do vậy, rất dễ xảy ra tình trạng lạm dụng nguồn vốn nhà nƣớc hoặc sử dụng vốn sai mục đích đầu tƣ. Để bảo đảm tính minh bạch thì các TĐKT và các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan cần công khai các khoản trợ cấp về tài chính, các khoản vay của TĐKT đƣợc nhà nƣớc bảo lãnh, cũng nhƣ cần xác định trách nhiệm độc lập của các doanh nghiệp trong tập đoàn đối với khoản nợ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 97 - 98)