Các quy định về công khai, minh bạch của tập đoàn kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 55)

2.2.3.1. Chế độ báo cáo của Chính phủ với Quốc hội

Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp quy định “định kỳ hàng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp của năm trước trong phạm vi toàn quốc” [42, Điều 40].

2.2.3.2. Chế độ báo cáo của doanh nghiệp và tập đoàn

Pháp luật hiện hành đã quy định TĐKT nhà nƣớc phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin, bao gồm: thông tin định kỳ, thông tin bất thƣờng và thông tin theo yêu cầu. Hình thức thể hiện chủ yếu của công bố thông tin này

là chế độ báo cáo với hệ thống báo cáo tài chính gồm: Báo cáo tài chính sáu (06) tháng hợp nhất. Báo cáo tài chính năm hợp nhất của toàn tập đoàn kinh tế đã đƣợc kiểm toán; Cơ cấu, hoạt động, thay đổi vốn sở hữu tại các công ty; về bộ máy quản lý của công ty mẹ và các công ty con; Báo cáo thƣờng niên của toàn tập đoàn kinh tế; Báo cáo tình hình quản trị toàn tập đoàn kinh tế sáu (06) tháng và năm.

Đối với công ty mẹ trong TĐKT: Thực hiện công khai các thông tin sau: Các nhiệm vụ chủ sở hữu nhà nƣớc giao dƣới các hình thức khác nhau; về cơ cấu sở hữu và tài sản; Danh mục các dự án đầu tƣ, hình thức đầu tƣ, tổng ngân sách đầu tƣ và tiến độ thực hiện các dự án đầu tƣ hiện hành; Các giao dịch, khoản vay, cho vay quy mô lớn. Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nƣớc khi lập báo cáo tài chính hợp nhất phải tuân thủ quy định của chuẩn mực kế toán đặc biệt chú ý đến đến chuẩn mực "Hợp nhất kinh doanh" giữa công ty mẹ, công ty con và ngành nghề kinh doanh [27].

Trách nhiệm lập và nộp báo cáo của TĐKT nhà nƣớc thực hiện báo cáo theo định kỳ và báo cáo đột xuất cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, bao gồm những vấn đề sau: Quá trình sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác tại công ty mẹ và toàn TĐKT; Quá trình tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện chiến lƣợc, kế hoạch dài hạn của công ty mẹ; quyết định kế hoạch hằng năm của công ty mẹ mà chủ sở hữu đã thông qua; quyết định chiến lƣợc, kế hoạch dài hạn, ngành, nghề kinh doanh của các công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ; Quá trình và kết quả thực hiện các dự án đầu tƣ nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn của tập đoàn kinh tế đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt; Quá trình và kết quả thực hiện phƣơng án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, biên chế và sử dụng bộ máy quản lý, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quy hoạch, đào tạo lao động, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty mẹ; Quá trình thực hiện bổ nhiệm,

bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thƣởng, kỷ luật, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Tổng Giám đốc sau khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận; quyết định mức lƣơng của Tổng Giám đốc; Kết quả sau khi sử dụng lợi nhuận sau thuế hoặc xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh; Quá trình và kết quả các hoạt động kiểm tra, giám sát HĐTV, HĐQT, Kiểm soát viên các công ty TNHH một thành viên do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ.

2.2.3.3. Chế độ công bố thông tin

Phƣơng tiện và hình thức công bố thông tin gồm: Báo cáo thƣờng niên, Báo cáo quản trị công ty, công khai trên Trang tin điện tử của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Các nội dung thông tin công khai, minh bạch tại Khoản 1 Điều này sau khi đƣợc chủ sở hữu phê duyệt phải đƣợc đăng trên Trang thông tin điện tử doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (www.business.gov.vn) trong thời hạn ba mƣơi (30) ngày kể từ ngày đƣợc phê duyệt [20, Điều 39].

Các công ty thành viên của tập đoàn là công ty đại chúng, công ty thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, công ty niêm yết phải thực hiện công bố thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời theo các quy định của pháp luật về chứng khoán. Việc công bố thông tin phải đƣợc thực hiện đồng thời với việc báo cáo Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc, sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán về nội dung thông tin công bố.

Công ty đại chúng, công ty chào bán trái phiếu ra công chúng thực hiện công bố thông tin qua báo cáo thƣờng niên, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm khác của tổ chức thuộc đối tƣợng công bố thông tin; các phƣơng tiện công bố thông tin của Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc; các phƣơng tiện công bố thông tin của sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán bao gồm: bản tin thị trƣờng chứng khoán, trang thông tin điện tử của sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán, bảng hiển thị

điện tử tại sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán, các trạm đầu cuối tại sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán, phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Các công ty đại chúng, công ty thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, công ty niêm yết phải lập trang thông tin điện tử của mình và phải thƣờng xuyên cập nhật việc công bố thông tin trên trang thông tin điện tử đó. Các đối tƣợng công bố thông tin phải thông báo với Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc, sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán và công khai về địa chỉ trang thông tin điện tử và mọi thay đổi liên quan đến địa chỉ này. Nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ công bố thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm nghiêm trọng mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật.

Đối với doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nƣớc phải thực hiện các quy định về công khai thông tin nhƣ các doanh nghiệp khác, ngoài ra các công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải lập báo cáo tài chính hàng năm của công ty, tổng công ty còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc công ty, tổng công ty.

Việc giám sát đối với TĐKT nhà nƣớc đƣợc thực hiện theo các phƣơng thức sau:

Phƣơng thức trực tiếp: Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá của các cơ quan đƣợc phân công thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc tại tập đoàn [20, Điều 37]; Cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập Hội đồng Tƣ vấn đánh giá hoạt động DNNN, bao gồm các chuyên gia thuộc các cơ quan nhà nƣớc, viện, trƣờng đại học có kiến thức sâu rộng về ngành, lĩnh vực hoạt động của tập đoàn kinh tế để tƣ vấn đánh giá trƣớc khi ra quyết

định nhằm bảo đảm tính khách quan trong đánh giá các tập đoàn kinh tế và các chức danh thuộc diện quản lý.Thông qua thực hiện kiểm toán tại công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết.

Phƣơng thức gián tiếp: Thông qua chế độ báo cáo của HĐTV hoặc ngƣời đại diện theo ủy quyền tại công ty mẹ.Thông qua thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất của công ty mẹ.

2.2.3.4. Chế độ kiểm toán

Không phải tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đều bắt buộc phải thực hiện kiểm toán độc lập, nhƣng nhà nƣớc Việt Nam khuyến khích tất cả các doanh nghiệp và tổ chức thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm hoặc báo cáo quyết toán dự án đầu tƣ trƣớc khi nộp cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc trƣớc khi công khai tài chính. Riêng đối với công ty nhà nƣớc phải đƣợc kiểm toán độc lập.

Nhận xét về chế độ công bố thông tin và minh bạch hóa của pháp luật về quản trị TĐKT nhà nƣớc

Những điểm tích cực: Với yêu cầu công bố và minh bạch thông tin của thông lệ tốt về quản trị công ty thì quản trị TĐKT nhà nƣớc Việt Nam có sự tiếp nhận nhất định các nguyên tắc quản trị DNNN của OECD nhƣ: Quy định rõ ràng về hệ thống các báo cáo nhất quán và tổng hợp về TĐKT và các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn bao gồm cả báo cáo thƣờng niên và báo cáo 6 tháng, báo cáo quản trị công ty và báo cáo tài chính. Công bố thông tin về mục tiêu của doanh nghiệp và cả tập đoàn đƣợc thực hiện thông qua báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo về quản trị doanh nghiệp; quy định cụ thể về các tiêu chuẩn của kế toán, các chuẩn mực kế toán đƣợc áp dụng, các chuẩn mực về kiểm toán độc lập và có xác định rõ cách thức thực hiện cũng nhƣ có một hệ thống pháp luật về kế toán kiểm toán tƣơng đối rõ ràng.

Những hạn chế:

Thứ nhất, chế độ báo cáo và công bố thông tin chỉ mang tính hình thức, đối phó. Chế độ báo cáo là công cụ quan trọng nhất để các chủ thể giám sát có đƣợc những thông tin cho quyết định của mình. Tuy nhiên, lại chƣa có chế định xác định trách nhiệm pháp lý cụ thể đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về lập, nộp và công bố đối với những báo cáo nêu trên. Theo kết quả điều tra của CIEM năm 2010, tỷ lệ các doanh nghiệp gửi các báo cáo phải lập và công bố cho cơ quan đăng kí kinh doanh là rất thấp (8%). Trên 70% doanh nghiệp có gửi báo cáo kết quả kinh doanh năm và Bảng cân đối kế toán năm cho chủ sở hữu nhà nƣớc. Tỷ lệ báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính năm thấp hơn một chút (khoảng 64-68%). Thuế là cơ quan đƣợc doanh nghiệp “ƣu tiên” gửi báo cáo hơn hẳn các cơ quan khác [52]. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu nhà nƣớc sẽ không có đƣợc các thông tin về hoạt động mà mình quản lý một cách kịp thời. Nhƣ vậy, sẽ ảnh hƣởng không tốt tới hoạt động giám sát doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu chủ sở hữu giao.

Quy định mới nhất về báo cáo quản trị công ty theo Thông tƣ 52/2012/TT-BTC hƣớng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán, bên cạnh công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên, thì 6 tháng/ lần, các công ty đại chúng còn phải thực hiện báo cáo tình hình quản trị công ty. Mục đích là để các nhà đầu tƣ có thêm thông tin về các hoạt động, quyết định cũng nhƣ giao dịch của HĐQT và các bên liên quan. Năm 2012 là lần đầu tiên thực hiện báo cáo về quản trị công ty. Căn cứ theo mẫu hƣớng dẫn thì các doanh nghiệp của tập đoàn là những công ty đại chúng cũng phải lập báo cáo này và công khai các thông tin nhƣ: số lần họp HĐQT, thành viên họp, lý do không sự họp; thông tin về hoạt động giám sát của HĐQT, chi tiết nghị quyết/ quyết định của HĐQT. Đặc biệt, những

thay đổi danh sách của ngƣời có liên quan trong công ty, danh sách cổ đông nội bộ và giao dịch của cổ đông nội bộ và ngƣời liên quan phải đƣợc cập nhật đến thị trƣờng. Nếu thực hiện nghiêm túc những quy định nêu trên, báo cáo quản trị công ty, báo cáo tài chính và báo cáo thƣờng niên là những tài liệu giá trị với nhà đầu tƣ.

Tuy nhiên, đến nay cả nƣớc cổ phần hóa đƣợc khoảng 3.700 DNNN. Trong khi đó, theo cập nhật của UBCK hết tháng 7/2014, có 1.007 công ty chƣa niêm yết đã đăng ký hồ sơ công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc. Trong số các DNNN đã cổ phần hóa, thì ngoài các doanh nghiệp đã niêm yết và đăng ký công ty đại chúng, theo ƣớc tính hiện còn hàng nghìn công ty đại chúng chƣa đăng ký công ty đại chúng với Ủy ban chứng khoán [60]. Với thực trạng công bố thông tin còn nhiều yếu kém hiện nay, không ít doanh nghiệp sẽ thiên về đối phó hơn là nghiêm túc trong thực hiện báo cáo quản trị công ty. Chất lƣợng các báo cáo sơ sài, đa số doanh nghiệp thực hiện theo mẫu chung, theo cách liệt kê hơn là diễn giải. Bên cạnh đó, là chất lƣợng báo cáo quản trị công ty cũng là một vấn đề cần quan tâm. Mức độ chính xác và tin cậy của các thông tin doanh nghiệp đƣa ra trong báo cáo gửi đến chủ sở hữu và Ủy ban chứng khoán khó xác định đƣợc, khi khâu kiểm tra, thẩm định lại thông tin trong báo cáo quản trị công ty gần nhƣ thả lỏng. Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nƣớc (KTNN), trong số 242 đơn vị thuộc 27 tập đoàn, tổng công ty đƣợc kiểm toán, hầu hết các doanh nghiệp đều phản ánh không đúng doanh thu, chi phí. Quan hệ mua bán giữa công ty mẹ và công ty con/công ty liên kết chƣa đảm bảo khách quan, không đúng quy định. Dẫn chứng cụ thể là trƣờng hợp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), KTNN khẳng định “EVN đã khai doanh thu không đúng”. Cụ thể, công ty mẹ EVN đã nâng giá mua điện tại hai nhà máy điện là Công ty TNHH một thành viên Nhiệt điện Uông Bí và Công ty TNHH một thành viên Nhiệt điện Cần Thơ

với tổng số tiền là 865,8 tỷ đồng. EVN còn giảm giá bán điện cho 5 tổng công ty điện lực với số tiền là 1.717 tỷ đồng để hỗ trợ bù lỗ cho các đơn vị này. Ngoài ra, EVN không đăng ký tiêu thức phân bổ, phân bổ không đúng tỷ lệ đối với khoản lỗ chênh lệch tỷ giá theo lộ trình tại phƣơng án giá bán điện. Ông Nguyễn Hồng Long, Kiểm toán trƣởng Chuyên ngành VI (kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc), cho biết, sản xuất, kinh doanh của EVN năm 2012 lãi 8.814 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên EVN lãi sau khi liên tục có vài năm lỗ và lý do lãi là nhờ “2 lần tăng giá điện”. Nguyên nhân lỗ là do nhiều năm trƣớc, EVN đã vay vốn nƣớc ngoài để đầu tƣ nhà máy điện, lúc tỷ giá chỉ ở mức từ 13-14 nghìn đồng/USD, đến nay giá USD lên 20-21 nghìn đồng/USD. Ngoài ra, EVN thực hiện chính sách bình ổn giá, giá bán điện thấp hơn giá thành dẫn đến lỗ kinh doanh điện. Ngoài ra, EVN phải gánh thêm khoản tiền mua nhiên liệu phát điện nhƣ mua khí, mua than với giá cao [58].

Yêu cầu quản trị tốt của OECD đòi hỏi đòi hỏi DNNN cần công khai thông tin nhƣ các công ty niêm yết. Mặc dù, pháp luật về chứng khoán yêu cầu các doanh nghiệp buộc phải công bố thông tin nhƣng trong thực tế nhiều doanh nghiệp trong tập đoàn hoàn toàn không công bố thông tin với bất kì hình thức nào nhƣ web, ấn phẩm thông tin, phƣơng tiện đại chúng. Các thông tin chủ yếu nằm trong báo cáo cho chủ sở hữu, mà việc tiếp cận báo cáo đối với các bên có liên quan là rất khó khăn. "Tính trung bình, chỉ có 12% doanh nghiệp sử dụng trang web để công bố thông tin; 2,6% doanh nghiệp công bố thông tin qua ấn phẩm của doanh nghiệp mình và 7,6% sử dụng phƣơng tiện thông tin đại chúng" [54].

Thứ hai, chế độ kiểm toán còn chƣa đƣợc coi trọng đặc biệt là kiểm toán nội bộ. Một trong những nội dung của việc giám sát đối với TĐKT nhà nƣớc, thƣờng đƣợc thực hiện bằng chế độ kiểm toán (Kiểm toán nhà nƣớc, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ, kiểm toán khác). Luật Kiểm toán quy

định tất cả các DNNN đều là đối tƣợng của kiểm toán. Tuy nhiên, điều tra của

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 55)