Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 80 - 82)

Nguyên nhân khách quan đó là mô hình tập đoàn còn đang trong giai đoạn thí điểm, chƣa có sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả; thể chế, cơ chế còn thiếu hoặc chƣa đồng bộ. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới gần đây đã ảnh hƣởng nặng nề đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế [4].

Nhà nƣớc dành nhiều ƣu ái trong phân bổ các nguồn lực cho các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc thời gian qua, trong khi thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực này, đã khiến một nguồn lực đầu tƣ không nhỏ của Nhà nƣớc không đƣợc sử dụng hiệu quả, thậm chí bị thất thoát, lãng phí. Bởi vậy, cần có cơ chế giao vốn, tài sản nhà nƣớc rõ ràng và xác định trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân trong việc bảo toàn và phát triển các nguồn lực này.

Các chủ thể giám sát TĐKT nhà nƣớc từ Trung ƣơng chƣa thể hiện đƣợc vai trò giám sát của mình và vai trò của Ban kiểm soát mờ nhạt, không kiểm soát đƣợc quyết định của HĐQT/HĐTV về hoạt động đầu tƣ vốn ngoài ngành và những giao dịch dễ phát sinh tƣ lợi.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nhiều hạn chế, chƣa phát hiện và ngăn chặn kịp thời những quyết định sai trái về đầu tƣ, về sử dụng vốn của lãnh đạo tập đoàn. Trong bối cảnh hiện nay khi mà liên tục những lỗ hổng về quản trị công ty xảy ra tại các công ty niêm yết lớn trên thị trƣờng chứng khoán. Để

bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tƣ bằng cách buộc các công ty đại chúng phải đảm bảo sự minh bạch hơn của các báo cáo, các thông tin tài chính khi công bố. Đồng thời, cần có quy định ràng buộc trách nhiệm cá nhân của Giám đốc điều hành và giám đốc tài chính đối với độ tin cậy của báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, yêu cầu các công ty đại chúng phải có những thay đổi trong kiểm soát nội bộ, đặc biệt là kiểm soát công tác kế toán, vị trí và vị thế của kiểm toán viên đƣợc đặt ở vị trí trung tâm, là cầu nối quan trọng tạo nên những bản báo cáo tài chính có tính độc lập cao và mức độ tin tƣởng cao hơn.

Nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của quản trị cũng chƣa đƣợc các nhà lãnh đạo, quản lý tập đoàn coi trọng. Nên chƣa có trƣờng hợp nào công ty mẹ của tập đoàn tự nghiên cứu những thông lệ tốt về quản trị và xây dựng một cơ chế quản trị áp dụng cho cả tập đoàn. Cũng nhƣ một số thông lệ tốt về kinh doanh khác nhƣ Incoterms hay Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS)... là những thông lệ tốt và thƣờng đƣợc các doanh nghiệp chủ động tiếp nhận. Tuy nhiên, các TĐKT nhà nƣớc cho đến nay vẫn chƣa quan tâm đến việc tiếp nhận, mà chỉ thụ động thực hiện các nguyên tắc đã đƣợc luật hóa và có tính bắt buộc áp dụng.

Từ thực trạng nêu trên, cho thấy tính cấp thiết phải thiết lập một khuôn khổ quản trị rõ ràng để đảm bảo các tập đoàn kinh tế thực sự hoạt động hiệu quả. Nhà nƣớc cần đƣa ra những nội dung cụ thể về ngành nghề, phạm vi, phƣơng thức đầu tƣ của các TĐKT. Kèm theo đó là những chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, cũng cần làm rõ các quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân lãnh đạo, cũng nhƣ ban điều hành TĐKT. Quản trị tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích, bởi vừa giúp Nhà nƣớc kiểm soát đƣợc thực tiễn hoạt động của các tập đoàn kinh tế để kịp thời chấn chỉnh khi có vấn đề, vừa tránh tình trạng các tập đoàn kinh tế dựa vào chủ sở hữu nhà nƣớc dẫn tới tình trạng độc quyền và có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đồng

thời, cũng cần nâng cao tính chủ động tiếp nhận những nguyên tắc quản trị phù hợp của bản thân các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 80 - 82)