Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 84 - 86)

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, việc phê chuẩn và thực hiện các điều ƣớc quốc tế, các cam kết quốc tế và khu vực buộc nƣớc ta phải chấp nhận những quy tắc, chuẩn mực chung. Do vậy, việc nghiên cứu áp dụng các thông lệ tốt về quản trị là bƣớc đệm quan trọng trong quá trình hội nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh của các TĐKT nhà nƣớc nói riêng và các DNNN nói chung.

Xuất phát từ mục đích của việc hình thành các TĐKT nhà nƣớc là nhằm hình thành các nhóm công ty có quy mô lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt, cần phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vai trò bảo đảm các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân; ứng dụng công nghệ cao; tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế… việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về DNNN nói chung và pháp luật về quản trị TĐKT nhà nƣớc nói riêng là nhu cầu khách quan trong tình hình hiện nay.

Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều đƣờng lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc ta, đặc biệt là phải bảo đảm tính tƣơng thích của pháp luật Việt Nam với nhu cầu cải cách pháp luật trong nƣớc, với luật pháp và thông lệ quốc tế. Do đó, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này cần phải thực hiện các yêu cầu sau:

Một là, phải thể chế hóa đƣờng lối chính sách của Đảng về phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, định hƣớng xã hội chủ nghĩa; xây dựng và phát triển nền kinh tế đảm bảo ổn định chính trị, tăng trƣởng kinh tế cao; tạo ra hành lang pháp lý an toàn cho tổ chức và hoạt động của các TĐKT.

Hai là, hoàn thiện pháp luật về quản trị TĐKT phải trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm tổ chức thực hiện pháp luật về doanh nghiệp và các văn bản có liên quan; bảo đảm tính đồng bộ; tính hệ thống và tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của nƣớc ngoài.

Ba là, hoàn thiện khung pháp luật về quản trị TĐKT nhà nƣớc ở nƣớc ta phải bảo đảm tính kế thừa, tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện của các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc, với nền kinh tế, chính trị, xã hội và các tập quán kinh doanh trong nƣớc. Đây là yêu cầu rất quan trọng vì nó sẽ bảo đảm hiệu quả thực thi pháp luật về quản trị TĐKT nhà nƣớc trên thực tế.

Bốn là, quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản trị TĐKT nhà nƣớc cần xây dựng theo lộ trình, có hoạt động đánh giá sau từng giai đoạn thực hiện, tổ chức rút kinh nghiệm và mở rộng dần phạm vi áp dụng đối với các DNNN khác.

Năm là, quá trình hoàn thiện pháp luật về quản trị TĐKT nhà nƣớc cần dựa trên quy luật cung cầu của thị trƣờng. Chúng ta nên tạo môi trƣờng thử nghiệm cho các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp có cơ hội thực thi, nếu phù hợp sẽ nhận đƣợc sự ủng hộ và áp dụng tự nguyện của các doanh nghiệp, nếu không phù hợp, tự thân nó sẽ bị loại trừ bởi chính các doanh nghiệp đó.

Sáu là, hoàn thiện khung pháp luật về quản trị TĐKT nhà nƣớc cần hƣớng đến xây dựng vai trò, vị thế của chủ sở hữu nhà nƣớc tƣơng ứng với từng loại hình doanh nghiệp. Trong các hoạt động kinh doanh chủ sở hữu nhà nƣớc cần tham gia cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, Nhà nƣớc thúc đẩy, khuyến khích tối đa cạnh tranh trong kinh doanh. Trong những lĩnh vực yêu cầu sự độc quyền cần phải có sự xác lập những cơ chế nhằm kiểm soát và hạn chế sự độc quyền của DNNN.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 84 - 86)