Hoàn thiện các quy định pháp luật về vai trò của chủ sở hữu nhà

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 91 - 94)

Để xác định vai trò của chủ sở hữu nhà nƣớc cần xác định các nội dung về: Mục tiêu của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với các TĐKT; xác định rõ cơ quan quản lý, mô hình quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với TĐKT nhà nƣớc.

Về mục tiêu của chủ sở hữu nhà nƣớc, các TĐKT đƣợc xác định là công cụ đầu tƣ, phát triển góp phần ổn định kinh tế trong nƣớc, phát triển trong những lĩnh vực thế mạnh của quốc gia, tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia. Do đó, cần tập trung đầu tƣ trong những ngành công nghiệp nền tảng, đầu tƣ lĩnh vực công nghệ cao và những ngành có tính độc quyền tự

nhiên. Đảm bảo mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận, hạch toán độc lập và duy trì ổn định sự phát triển của nền kinh tế. Từ đó, xác định các ngành nghề kinh doanh chính của tập đoàn và giới hạn mức đầu tƣ ngoài ngành, bảo đảm thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nƣớc giao cho tập đoàn.

Về vấn đề xác định cơ quan quản lý và mô hình quản lý chủ sở hữu nhà nƣớc: Tình trạng nhiều cơ quan nhiều cấp tham gia thực hiện quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc là cản trở lớn đối với hiệu quả hoạt động của TĐKT nhà nƣớc. Lý luận và kinh nghiệm quản trị DNNN trên thế giới cho thấy, cần hạn chế tối đa việc nhiều cơ quan nhà nƣớc tham gia vào quản lý DNNN với tƣ cách chủ sở hữu nhà nƣớc. Việc hình thành một cơ quan đầu mối thực hiện tập trung các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả quản lý và bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Bộ nguyên tắc của OECD nêu rằng: “việc tách bạch hành chính hoàn toàn giữa chức năng sở hữu và trách nhiệm điều tiết thị trƣờng là điều kiện tiên quyết cơ bản để tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nhà nƣớc và công ty tƣ nhân”.

Do vậy, ở nƣớc ta, cần nghiên cứu ban hành các quy định tách bạch chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc và chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc bằng các giải pháp sau:

Theo khuyến nghị của OECD, phƣơng án hiệu quả nhất để tách biệt chức năng thực hiện các quyền chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc là “tập trung hóa chức năng sở hữu vào một cơ quan duy nhất, độc lập hoặc đặt dƣới quyền một bộ”. Theo phƣơng án này thì ở nƣớc ta, sẽ hình thành tổ chức chuyên trách riêng hoặc cơ quan thuộc Chính phủ (cơ quan này không phải là cơ quan nhà nƣớc) thực hiện toàn diện chức năng chủ sở hữu nhà nƣớc đối với tất các các DNNN. Tuy nhiên, trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay, hình thành cơ quan nhƣ vậy rất khó bởi quá trình chuyển giao quyền hạn quản lý chủ sở hữu của các cơ quan nhà nƣớc sang các cơ quan quản lý độc lập sẽ mất một thời gian dài.

Giải pháp thứ hai mà OECD đƣa ra “nếu chức năng sở hữu không đƣợc tập trung hóa thì yêu cầu tối thiểu là thành lập một cơ quan điều phối vững mạnh trong số các cơ quan hành chính có liên quan”. Giải pháp này phù hợp hơn với mô hình quản lý hiện hành của Việt Nam. Việc hình thành các đầu mối chuyên trách thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nƣớc là có tính khả thi: Ở cấp Trung ƣơng, đầu mối chuyên trách đƣợc tổ chức dƣới hình thức cơ quan/ tổ chức thuộc Chính phủ. Ở cấp địa phƣơng, có thể hình thành tổ chức riêng hoặc bộ phận thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Các đầu mối này thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu/cổ đông/thành viên nhà nƣớc đối với công ty mẹ của các TĐKT (chƣa chuyển về tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc); giám sát, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, lợi ích và chức năng chủ sở hữu nhà nƣớc do các công ty mẹ của TĐKT nhà nƣớc thực hiện đối với công ty con và toàn bộ doanh nghiệp thành viên của tập đoàn nhà nƣớc. Tổ chức chuyên trách không thực hiện bất cứ chức năng nào thuộc quản lý hành chính nhà nƣớc. Sau khi thành lập tổ chức chuyên trách chủ sở hữu trực thuộc Chính phủ, các Bộ quản lý ngành không làm đại diện chủ sở hữu Nhà nƣớc, chỉ thực hiện vai trò quản lý nhà nƣớc theo ngành, lĩnh vực trong đó có quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế.Đồng thời, có cơ chế xác định rõ trách nhiệm của tổ chức chuyên trách và từng cá nhân trong việc thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc tại các TĐKT nhà nƣớc. Xây dựng cơ chế lƣơng, thƣởng và xử lý vi phạm đối với các chủ thể này khi có vi phạm.

Bên cạnh đó, cần ban hành quy chế hƣớng dẫn trình tự, thủ tục ban hành quyết định của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng cơ quan nhà nƣớc sử dụng hình thức quyết định hành chính nhà nƣớc để truyền tải quyết định của chủ sở hữu nhà nƣớc.

Có quy chế riêng về việc TĐKT nhà nƣớc tham gia thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ điều tiết vĩ mô, bình ổn giá cả, bình ổn thị trƣờng và các nhiệm

vụ chính trị - xã hội khác... Quy định rõ ràng việc thực hiện mục tiêu của chủ sở hữu nhà nƣớc giao cho ngƣời đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc tại doanh nghiệp thực hiện.

Để thực hiện những nội dung nêu trên cần nghiên cứu ban hành, sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật liên quan nhƣ: Luật tổ chức Chính phủ, Luật Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật về quản lý và giám sát thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nƣớc tại các DNNN. Cần bổ sung những quy định về thành lập cơ quan quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc, về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, về trách nhiệm của từng cơ quan, từng cá nhân cụ thể và các tổ chức có liên quan. Về trách nhiệm của các cơ quan quản lý chủ sở hữu nhà nƣớc với Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, các bộ ngành và UBND cấp tỉnh; về cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan này, các chế độ khen thƣởng và các chế tài xử lý vi phạm.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 91 - 94)