Tiểu kết chƣơng 2

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 84)

Quản trị doanh nghiệp nhà nƣớc nói chung và quản trị TĐKT nhà nƣớc nói riêng đã có những đổi mới và đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên, khung pháp luật về quản trị, việc thực thi và thực trạng quản trị tại các TĐKT nhà nƣớc Việt Nam thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Chƣơng 2 đã phân tích các nội dung về quản trị tập đoàn theo từng nguyên tắc quản trị công ty của OECD đối với DNNN, chỉ ra những điểm tƣơng đồng, những ƣu điểm trong pháp luật về quản trị TĐKT nhà nƣớc hiện hành và nêu lên hạn chế và lý giải những nguyên nhân yếu kém về quản trị TĐKT. Về mặt khung pháp lý, tuy có sự điều chỉnh tƣơng đối đầy đủ của hệ thống các văn bản pháp luật nhƣng các văn bản về quản trị còn rải rác ở nhiều văn bản chuyên ngành và chƣa có sự thống nhất. Việc phân tích những lỗ hổng trong quản trị tập đoàn Vinashin giúp tác giả đánh giá đƣợc thực trạng yếu kém của quản trị các TĐKT hiện nay. Theo đó, các nội dung yếu kém gồm: xác định vai trò của chủ sở hữu có cơ chế tƣơng đối rõ ràng nhƣng chƣa tách bạch đƣợc chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc và chức năng quản lý chủ sở hữu nhà nƣớc, thậm chí còn chƣa tách biệt đƣợc chức năng quản lý chủ sở hữu và quản lý điều hành doanh nghiệp. Cơ chế quản trị nội bộ doanh nghiệp cũng còn nhiều hạn chế, chƣa tạo đƣợc tính chủ động và độc lập cho cơ quan giám sát (Ban kiểm soát), HĐQT chƣa thể hiện đƣợc vai trò lãnh đạo tập đoàn theo mục tiêu của chủ sở hữu đề ra, tính trách nhiệm giải trình của HĐQT trƣớc chủ sở hữu cũng không đƣợc quy định. Về hệ thống báo cáo và công bố thông tin của tập đoàn còn mang tính hình thức, nặng về đối phó và chƣa theo chuẩn mực về kế toán, kiểm toán quốc tế, cho nên độ tin cậy của báo cáo là chƣa cao.Nhà nƣớc là chủ sở hữu nhƣng hầu nhƣ không nắm đƣợc đầy đủ

thông tin về TĐKT. Ngoài ra, cơ chế chủ động tiếp nhận và tƣ duy tự đổi mới về quản trị của tự thân tập đoàn cũng nhƣ các doanh nghiệp trong tập đoàn hầu nhƣ không có.

Chƣơng 3

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM VỚI SỰ CHÚ Ý, THAM KHẢO

CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ CÔNG TY CỦA OECD

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 84)