Tiểu kết chƣơng 3

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 100 - 109)

Để hội nhập và phát triển kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nƣớc phải đảm bảo sự tƣơng đồng và vững mạnh. Việc nghiên cứu và áp dụng pháp luật nƣớc ngoài cũng nhƣ những thông lệ quốc tế vào pháp luật trong nƣớc là một cách tiếp cận nhanh chóng giúp Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thị trƣờng. Doanh nghiệp nhà nƣớc là loại hình doanh nghiệp mang tính đặc thù ở Việt Nam, do đó, việc vừa đảm bảo vai trò trụ cột cho nền kinh tế trong nƣớc, vừa đảm bảo sự đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế theo yêu cầu của các cam kết, điều ƣớc quốc tế là một bài toán khó đối với các nhà làm luật Việt Nam. Vì vậy, thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp đƣợc OECD đƣợc coi là “chuẩn” mà các quốc gia hƣớng tới để phát triển doanh nghiệp vững mạnh từ bên trong và hƣớng tới sự cạnh tranh, kinh doanh công bằng, đạt hiệu quả.

Với sự tham khảo các nguyên tắc quản trị công ty của OECD đối với DNNN, hệ thống pháp luật về quản trị TĐKT nhà nƣớc bƣớc đầu đã có những sự tiếp nhận nhất trong các quy định về Hội đồng quản trị của công ty mẹ TĐKT, về vai trò giám sát, quản lý và điều hành của đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc, về vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số, về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.... Tuy nhiên, để khắc phục những hạn chế và yếu kém trong quản trị TĐKT nhà nƣớc hiện nay theo từng yêu cầu quản trị công ty tốt mà OECD

khuyến nghị tác giả đề xuất những giải pháp nhƣ: (i)Nghiên cứu, ban hành bộ quy tắc về quản trị TĐKT nhà nƣớc và khuyến khích các TĐKT tự nguyện áp dụng; dựa trên bộ quy tắc nhà nƣớc ban hành khuyến khích các TĐKT xây dựng bộ nguyên tắc quản trị nội bộ cho riêng mình; (ii) Hình thành cơ quan chuyên trách trực thuộc chính phủ thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu tại các TĐKT nhà nƣớc nói riêng và các DNNN nói chung, có cơ chế cho sự tổ chức và hoạt động của cơ quan này; (iii) Có cơ chế nâng cao hiệu quả thực thi hoạt động giám sát của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với tập đoàn với từng phƣơng thức, nội dung giám sát cụ thể; (iv) Hƣớng dẫn thực hiện và có những hỗ trợ đối với việc hình thành thành viên HĐQT độc lập trong các TĐKT (Tổ chức theo mô hình công ty mẹ là công ty cổ phần) và đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của cổ đông thiểu số;(v) Ban hành nghị định xử lý vi phạm trong hoạt động công bố thông tin của TĐKT để tăng tính minh bạch theo yêu cầu quản trị; (vi) nâng cao vị thế của Ban kiểm soát để hoạt động kiểm tra, giám sát có hiệu quả; (vii) Hoàn thiện pháp luật về cơ chế đại diện của công đoàn để hƣớng tới quy định sự tham gia của ngƣời lao động trong hoạt động quản trị công ty.

KẾT LUẬN

Toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng trên khắp các quốc gia và châu lục. Đối với mỗi quốc gia, đứng trƣớc sự toàn cầu hóa cần có những doanh nghiệp mạnh về quy mô vốn, về ngành nghề và năng cạnh tranh tốt. Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc Việt Nam đƣợc hình thành trƣớc yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và bình ổn kinh tế trong nƣớc. Do vậy, việc nghiên cứu lý luận về tiếp nhận pháp luật và thông lệ tốt về quản trị công ty để áp dụng vào tập đoàn kinh tế trong nƣớc hiện nay có ý nghĩa về mặt thực tiễn rất lớn.

Nhìn nhận dƣới góc độ pháp lý, những nguyên tắc quản trị công ty “tốt” trên thế giới đã và đang có xu hƣớng đƣợc thể chế hóa trong các quy định của pháp luật Việt Nam nhƣ Luật Doanh nghiệp 2014, Luật chứng khoán 2006 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Các thể chế về quản trị công ty cũng nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu khoa học đối với từng đối tƣợng nghiên cứu khác nhau. Tầm quan trọng của quản trị công ty đối với TĐKT nhà nƣớc là một điều không thể phủ nhận đối với những “trụ cột” kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay bởi sự thành công hay thất bại của quá trình này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến năng lực cạnh của bản thân doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

Nghiên cứu thực tiễn quản trị công ty tại các TĐKT nhà nƣớc Việt Nam cho thấy, quản trị công ty tại các TĐKT còn là nội dung mới, chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức của chủ sở hữu nhà nƣớc cũng nhƣ bản thân các tập đoàn. Các tập đoàn còn chƣa quen với các nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ của OECD. Đề tài cũng nêu ra tầm quan trọng của quản trị công ty đối với nhà nƣớc và các TĐKT nhà nƣớc trong việc áp dụng và khuyến nghị các TĐKT tự nguyện áp dụng bộ nguyên tắc này nhằm phát triển xã hội và nền kinh tế Việt Nam.

Đứng trƣớc yêu cầu đổi mới để hội nhập, các DNNN buộc phải thực hiện cổ phần hóa để phù hợp với sân chơi chung của nền kinh tế cho nên quản trị công ty sẽ là công cụ giúp tách biệt giữa sở hữu và quản lý. Đây là nội dung ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà doanh nghiệp và các nhà xây dựng pháp luật. Việc đề xuất các giải pháp áp dụng các nguyên tắc của OECD về doanh nghiệp nhà nƣớc vào pháp luật về quản trị TĐKT Việt Nam hiện nay có thể nâng cao hiệu quả quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các TĐKT đang đứng trƣớc những yêu cầu về tái cơ cấu và tái cấu trúc hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Quốc hội (1999), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 2. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 3. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Hà Nội.

4. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 5. Quốc hội (2006), Luật Chứng khoán, Hà Nội. 6. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội

7. Quốc hội (2014), Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất,kinh doanh tại doanh nghiệp, Hà Nội.

8. Nguyễn Thúy Anh (2014), “Kinh nghiệm quản trị công ty của AUSTRALIA và bài học đối với doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, (63). 9. Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (2011), Báo cáo tổng

kết, sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2001-2010 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước 2011-2015, Tài liệu phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới DNNN, Hà Nội.

10. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24 tháng 5 năm 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 11. Bộ Chính trị (2010), Kết luận về Tập đoàn Công nghiệp Tàu Thủy Việt

Nam, (Vinashin), http://www.sggp.org.vn.

12. Bộ Tài chính (2007), Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán, Hà Nội.

13. Bộ Tài chính (2007), Quyết định 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/3 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc bản hành điều lệ mẫu áp dụng cho các

công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán, Hà Nội.

14. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 38/2007/TT-BTC ngày 18/4 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.

15. Bộ Tài chính (2013), Báo cáo tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các doanh nghiệp có cổ phần vốn góp của nhà nước, Số 490/BC-CP ngày 25/11/2013, Hà Nội.

16. Chính phủ (2007), Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội.

17. Chính phủ (2007), Quyết định 63/2007/QĐ-TTg ngày 10/5 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội. 18. Chính Phủ (2007), Nghị định 111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của

Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

19. Chính Phủ (2009), Nghị định 101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức tập đoàn kinh tế nhà nước, Hà Nội.

20. Chính phủ (2011), Báo cáo về Tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2012 – 2015, Hà Nội. 21. Chính Phủ (2012), Báo cáo số 336/BC-CP ngày 16/11/2012 về Tình

hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2011 Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2012 – 2015, Hà Nội.

22. Chính Phủ (2012), Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Hà Nội.

23. Chính Phủ (2013), Nghị định số 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Hà Nội.

24. Chính Phủ (2013), Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, Hà Nội.

25. Chính phủ (2013), Nghị định số 149/2013/NĐ-CP ngày 31/10/2013 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Hà Nội. 26. Chính Phủ (2013), Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09/12/2013 về quản

lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Hà Nội. 27. Chính Phủ (2014), Nghị định 69/2014/NĐ-CP ngày15/7/2014 về Tập

đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty nhà nước, Hà Nội.

28. Hoàng Anh Duy, Lê Việt Anh (2013), Thực trạng quản trị doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa tại Việt Nam, http://ieit.edu.vn.

29. Ngô Thị Thúy Giang (2004), “Công ty mẹ- công ty con” mô hình tập đoàn kinh doanh theo pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại Học Luật Hà Nội, Hà Nội. 30. Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp

luật công ty Việt Nam”, Tạp chí khoa học pháp lý, 4 (41).

31. Bùi Xuân Hải (2007), “Tiếp nhận pháp luật nƣớc ngoài: lý thuyết và thực tiễn trong pháp luật công ty Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (79). 32. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (2011), “Đặc điểm hệ thống kiểm soát nội bộ

trong các tập đoàn kinh tế, Tạp chí Kiểm toán, (8).

33. Nguyễn Đức Lam (2009), “Tiếp nhận pháp luật nƣớc ngoài: nhìn từ ví dụ luật công ty của Nhật và Luật Doanh nghiệp của Việt Nam”, (Chuyên đề

tại hội thảo của Bộ Tƣ pháp về tiếp nhận pháp luật nƣớc ngoài), Hà Nội. 34. Nguyễn Thị Luyến (2013), Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối

với “Công ty mẹ - Công ty con trong khu vực Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng. 35. Nguyễn Đặng Minh (2008), Thông lệ về quản trị công ty của tổ chức

hợp tác và phát triển kinh tế OECD – nghiên cứu áp dụng vào công ty cổ phần ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật Học, Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

36. Montesquieu (2006), Tinh thần pháp luật, NXB Tri Thức.

37. Ngân hàng Thế giới (2007), Báo cáo về tình hình tuân thủ chuẩn mực Nguyên tắc (ROSC) quản trị doanh nghiệp, Hà Nội.

38. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo luật kinh tế - Dùng cho sau đại học, NXB ĐHQG Hà Nội.

39. Trần Thị Nguyệt và Trần Trung Vỹ (2009), “Thực trạng kinh doanh đa ngành của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nay và vấn đề quản lý nhà nƣớc”, Tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng, 4(33).

40. OECD (2004), Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD.

41. OECD (2005), Hướng dẫn của OECD về quản trị công ty trong doanh nghiệp nhà nước.

42. Nguyễn Mạnh Quân (2013), “Tái cấu trúc DNNN – Một số vấn đề về nguyên tắc và phƣơng pháp tiếp cận”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, (193). 43. Trần Văn Tá (2014), Mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam và khung pháp

lý cho hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước, http://tamnhin.net.

44. Thanh tra Chính phủ (2011), Kết luận số 882/KL-TTCP ngày 20/04/2011 về kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu Thủy Việt Nam (Vinashin).

45. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020, Hà Nội.

46. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011- 2015”, Hà Nội.

47. Lê Minh Toàn (2010), Quản trị công ty đại chúng, niêm yết – Dành cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

48. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (2009), Báo cáo tóm tắt kết quả giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Hà Nội.

49. Nguyễn Thị Hải Vân (2014), “Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị công ty tại Việt Nam”, Tài chính & Đầu tư, (7).

50. Viện nghiên cứu chiến lƣợc, chính sách công nghiệp Bộ Công thƣơng (2013), “Đánh giá hiệu quả hoạt động của các TĐKT nhà nƣớc”,

Chuyên đề, (6).

51. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng (2010), Dự án Đổi mới quản trị DNNN và Giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước theo cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới và thông lệ kinh tế thị trường, Báo cáo rà soát, đánh giá quy định pháp luật và thực trạng quản trị doanh nghiệp nhà nước.

52. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng (2010), Dự án Đổi mới quản trị DNNN và Giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước theo cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới và thông lệ kinh tế thị trường, Báo cáo rà soát đánh giá quy định pháp luật và thực trạng giám sát đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, doanh nghiệp nhà nước độc quyền.

53. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng (2010), Dự án Đổi mới quản trị DNNN và Giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước theo cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới và thông lệ kinh tế thị trường, Báo cáo tổng hợp và phân tích kinh nghiệm quốc tế về cải cách quản trị doanh nghiệp nhà nước theo thông lệ quốc tế và giám sát tập đoàn kinh tế và bài học cho Việt Nam.

54. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng (2010), Dự án Đổi mới quản trị DNNN và Giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước theo cam kết gia

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 100 - 109)