Kinh nghiệm Trung Quốc về quản trị tập đoàn kinh tế nhà

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 37)

Hầu hết các TĐKT nhà nƣớc Trung Quốc hình thành trên cơ sở các DNNN có quy mô lớn. Tập đoàn đƣợc thành lập ở Trung Quốc với mục đích tăng cƣờng hiệu quả quản lý, nâng cao khả năng cạnh tranh, tranh thủ những lợi thế về quy mô và kết hợp các ƣu thế của sự chuyên môn hóa với hoạt động kinh doanh đa dạng. Nguyên tắc hình thành tập đoàn ở Trung Quốc là trong những ngành, lĩnh vực không mở cửa, không cho phép nƣớc ngoài hoặc khu

vực tƣ nhân đầu tƣ thì có thể thành lập một số tập đoàn để tránh độc quyền và tăng chất lƣợng sản phẩm, hiệu quả hoạt động tốt, không cho phép chỉ lập 1 tập đoàn hoặc 1 TCT trong 1 ngành vì dễ dẫn đến độc quyền. Trong những ngành, lĩnh vực mà có tính cạnh tranh cao, hoặc ngành, lĩnh vực cần chiếm lĩnh thị trƣờng nƣớc ngoài thì có thể cho thành lập một tập đoàn mà nhà nƣớc giữ vị trí chi phối. Các TĐKT nhà nƣớc Trung Quốc phải đối mặt với một số thách thức về quản trị doanh nghiệp, đó là: Tồn tại cơ chế ra quyết định quản lý nội bộ do Nhà nƣớc chi phối; cơ cấu quản trị phức tạp, chồng chéo, bộ máy quản lý vẫn có mối liên hệ với Chính phủ và việc thực hiện báo cáo vẫn tập trung vào đáp ứng nhu cầu của cổ đông chính (nhà nƣớc) hơn là nhu cầu của các nhà đầu tƣ. Sự chồng chéo và mâu thuẫn của việc Nhà nƣớc vừa là trọng tài, vừa là ngƣời chơi là những nguyên ảnh hƣởng không tốt tới chất lƣợng quản trị DNNN ở Trung Quốc. Để giải quyết vấn đề này năm 2003, chính phủ Trung Quốc hình thành Cơ quan quản lý và giám sát tài sản nhà nƣớc (SASA) là cơ quan đại diện chủ sở hữu để thực hiện quản lý và giám sát tài sản của nhà nƣớc. Cơ quan này có những quyền và nghĩa vụ sau đây: thực hiện trách nhiệm của một nhà đầu tƣ, hƣớng dẫn và thúc đẩy quá trình cải cách và tái cấu trúc DNNN; giám sát, bảo toàn và phát triển giá trị tài sản nhà nƣớc tại các doanh nghiệp; tăng cƣờng quản lý có hiệu quả tài sản nhà nƣớc; thúc đẩy hình thành và vận hành hệ thống quản trị DNNN hiện đại; đề xuất chiến lƣợc điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhà nƣớc; giải quyết những vấn đề bất thƣờng tại các DNNN; bổ nhiệm, miễn nhiệm, đánh giá, thƣởng, phạt các nhà quản lý điều hành cao cấp của DNNN theo quy định pháp luật; hình thành hệ thống lựa chọn cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp theo đòi hỏi của kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa và quản trị doanh nghiệp hiện đại; giám sát và quản lý việc bảo toàn, phát triển giá trị tài sản nhà nƣớc tại các DNNN thuộc quyền quản lý thông qua chế độ báo cáo thống kê và kiểm toán; hình thành và cải

thiện hệ thống chi tiêu bảo toàn, phát triển giá trị tài sản nhà nƣớc; bảo vệ quyền và lợi ích nhà đầu tƣ Nhà nƣớc [53. tr. 30].

Hiện SASAC thay mặt nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trực tiếp thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn nhà nƣớc tại 159 DNNN trung ƣơng quy mô lớn theo quy định của Luật công ty.

Nhƣ vậy, với mô hình quản lý tập trung này sẽ giải quyết đƣợc vấn đề can thiệp của cơ quan quản lý nhà nƣớc dƣới tƣ cách là chủ sở hữu nhà nƣớc đối với các TĐKT nhà nƣớc.

Về khung khổ pháp luật, trong thời kì từ 1987 - 1999 Trung Quốc ban hành hơn 20 văn bản pháp luật để: chỉ đạo, điều chỉnh việc chuyển đổi, hình thành TĐKT nhà nƣớc; thiết lập thể chế công mẹ - công ty con trong TĐKT nhà nƣớc; về nội dung và tổ chức thực hiện thí điểm thành lập tập đoàn; về hỗ trợ trung tâm nghiên cứu và phá triển của TĐKT nhà nƣớc thí điểm; về trao quyền kinh doanh tài sản tại TĐKT thí điểm; về quản lý lao động và tiền lƣơng trong TĐKT; về đăng ký tập đoàn kinh tế; về bảng biểu và chế độ báo cáo của các TĐKT; về chế độ thuế thu nhập doanh nghiệp; về hình thành và quản lý TĐKT nhà nƣớc [35, tr. 35]. Với các quy định cụ thể trên, khung pháp lý về quản trị TĐKT nhà nƣớc của Trung Quốc tƣơng đối đầy đủ, giúp các TĐKT nhà nƣớc ở quốc gia này vận hành có hiệu quả, đạt đƣợc những mục tiêu chủ sở hữu nhà nƣớc đặt ra. Tuy nhiên, số lƣợng TĐKT nhà nƣớc ở Trung Quốc còn khá lớn nên nền kinh tế của Trung Quốc còn chƣa đƣợc coi là phát triển hoàn toàn theo quy luật thị trƣờng [53].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 37)