Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 76 - 80)

Khủng hoảng kinh tế thế giới thời gian qua cho thấy những lỗ hổng về quản trị công ty có thể dẫn tới sự sụp đổ của các tập đoàn, các công ty đa quốc gia. Tại Việt Nam, ảnh hƣởng của khủng hoảng tác động mạnh mẽ đến những doanh nghiệp quản trị yếu kém. Sự sụp đổ của Vinashin là một minh chứng rõ ràng cho sự yếu kém của quản trị công ty trong tập đoàn kinh tế. Việc phân tích những điểm yếu trong quản trị Vinashin dƣới đây giúp làm sáng tỏ đƣợc phần lớn bức tranh về hoạt động quản trị tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện hành.

Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) là một tập đoàn có cơ sở vật chất - kỹ thuật quan trọng, trình độ công nghệ tiên tiến và khá đồng bộ của ngành công nghiệp đóng, sửa chữa tàu biển; Từ khi đƣợc thành lập vào năm 1996 đến nay, (trong đó từ năm 1996 đến năm 2006 là Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam) đã có bƣớc phát triển nhanh trên nhiều mặt. Từ năm 1996 - 2006, đạt tốc độ tăng trƣởng khá cao (35% - 40%/năm), kinh doanh có lãi, tăng đƣợc vốn chủ sở hữu và giá trị tài sản của doanh nghiệp [4]. Tuy nhiên, Vinashin hiện nay đang gặp nhiều khó khăn rất lớn, bộc lộ nhiều yếu kém, trong quản trị tập đoàn và phải thực hiện tái cơ cấu chuyển đổi sang mô hình Tổng công ty nhà nƣớc. Những yếu kém trong quản trị tập đoàn này thể hiện ở những vấn đề sau:

Thứ nhất, vấn đề quản trị mục tiêu của chủ sở hữu nhà nƣớc. Mặc dù, Điều lệ công ty mẹ của TĐKT đã xác định rõ những ngành nghề kinh doanh

chính là kinh doanh tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thủy, thiết bị và phƣơng tiện nổi; thiết kế thi công công trình thủy, nhà máy đóng tàu, phá dỡ tàu cũ; lập dự án, chế thử, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp tàu thủy; tƣ vấn đầu tƣ, chuyển giao công nghệ; tổ chức, khai thác thực nghiệm năng lực các phƣơng tiện vận tải thủy mới sản xuất và vận tải biển; đào tạo, cung ứng xuất khẩu lao động trong ngành công nghiệp tàu thủy. Nhƣng hoạt động của tập đoàn không tập trung và mục tiêu đó mà đã đầu tƣ mở rộng quá nhanh, quy mô lớn, một số dự án trái với quy hoạch đƣợc phê duyệt, dàn trải trên nhiều lĩnh vực, địa bàn, có lĩnh vực không liên quan đến công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, trong đó nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, có nhiều công ty, dự án thua lỗ nặng nề.

Thứ hai, chƣa có tổ chức chuyên trách quản lý, giám sát hoạt động của các TĐKT nên không có điều kiện phân tích, đánh giá sâu sắc, cụ thể những vấn đề cần quản lý, giám sát, nhất là mục tiêu chính của chủ sở hữu giao cho tập đoàn kinh tế, đặc biệt là về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính, hiệu quả đầu tƣ, kinh doanh, năng lực cạnh tranh và chống độc quyền... Mục tiêu đầu tƣ của nhà nƣớc với các TĐKT là hƣớng vào ngành nghề Nhà nƣớc định hƣớng phục vụ phát triển kinh tế vĩ mô. Cụ thể nhƣ EVN đƣợc thành lập để phát triển hiệu quả ngành điện, đảm bảo đủ điện cho nền kinh tế, chứ không đơn giản là doanh nghiệp kinh doanh theo lợi nhuận. Mục tiêu hoạt động này sẽ chi phối hoạt động của quản lý nhà nƣớc. Đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc sẽ thực hiện giám sát theo mục tiêu này, chứ không chỉ đánh giá về lợi nhuận, doanh thu. Việc thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nƣớc của các Tập đoàn cũng phải phục vụ mục tiêu gắn với các TĐKT.

Thứ ba, việc quản lý và thực hiện quyền chủ sở hữu của Chính phủ đối với TĐKT nói chung và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam nói riêng đƣợc giao cho nhiều cơ quan khác nhau cùng thực hiện. Nên khi các TĐKT

phải xin ý kiến những vấn đề thuộc quyền quyết định của chủ sở hữu nhà nƣớc thì phải lấy ý kiến từ nhiều cơ quan khác nhau làm chậm tiến độ kinh doanh và mất tính tự chủ và cơ hội kinh doanh. Thiếu đầu mối chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện chức năng quản lý chủ sở hữu nhà nƣớc. Chƣa phân định rõ chủ thể sở hữu và trách nhiệm của từng chủ thể sở hữu, xử lý vi phạm khi các chủ thể sở hữu không hoàn thành nhiệm vụ dẫn đến khi xảy ra thất thoát, thua lỗ nhƣng không có tổ chức, cá nhân nào đứng ra chịu trách nhiệm. Việc xác định trách nhiệm của các Bộ có liên quan trong trƣờng hợp của tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin là khá chung chung, chủ yếu là trách nhiệm tập thể cùng rút kinh nghiệm, thể hiện: Kết luận của Thanh tra Chính phủ xác định trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan ghi nhƣ sau:

Để xảy ra tình trạng vi phạm kéo dài trong nhiều năm tại Vinashin, có trách nhiệm của một số cơ quan nhà nƣớc nhƣ Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ. Trong đó, Bộ Giao thông vận tải chƣa kiên quyết có những giải pháp kịp thời và hiệu quả để yêu cầu HĐQT tập đoàn Vinashin xây dựng và trình Thủ tƣớng ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động; bổ nhiệm hoặc thuê Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn; nhiều năm chƣa phát hiện những yếu kém và cố ý làm trái trong hoạt động của tập đoàn để chủ động đề nghị các cơ quan chức năng và báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ ngăn chặn, xử lý. Bộ Tài chính có trách nhiệm phê duyệt Quy chế tài chính Tập đoàn Vinashin nhƣng chƣa kiên quyết có những giải pháp kịp thời và hiệu quả yêu cầu HĐQT Tập đoàn Vinashin xây dựng quy chế tài chính theo quyết định số 104/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ. Bộ Nội vụ chƣa kiên quyết có những giải pháp kịp thời để HĐQT Tập đoàn Vinashin thực hiện đúng quy định về bổ nhiệm hoặc thuê Tổng Giám đốc điều hành theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ để, để

tình trạng Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành kéo dài trong nhiều năm tại Vinashin [44].

Thực tế, các Bộ chức năng đƣợc giao trách nhiệm đã không phát hiện đƣợc việc tập đoàn báo cáo không trung thực và cũng không nắm đƣợc kịp thời, đầy đủ thực trạng về sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và những quyết định sử dụng vốn, đầu tƣ dàn trải, sai trái của lãnh đạo tập đoàn để chủ động ngăn chặn. Hiện tại, chƣa có tổ chức chuyên trách trực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng của chủ sở hữu với các TĐKT quan trọng. Chức năng đại diện chủ sở hữu đối với TĐKT bị chia lẻ ra các Bộ, các cơ quan quản lý nhà nƣớc với các chức năng của mình. Bộ máy quản lý nhà nƣớc đồng thời là bộ máy thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nƣớc, đƣợc phân chia theo các nhóm nội dung chức năng hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Nhiều đầu mối nhƣ vậy, nhƣng hiệu quả kiểm tra, giám sát chƣa cao. Điều này cho thấy mô hình quản lý theo Bộ ngành nhƣ vậy cần phải đƣợc cải thiện.

Thứ tƣ, về chế độ kiểm soát nội bộ yếu kém dẫn đến tình hình tài chính đứng trƣớc bờ vực phá sản. Ƣớc tính dƣ nợ hiện lên tới khoảng 86.000 tỉ đồng; nợ đến hạn phải trả khoảng trên 14.000 tỉ đồng; tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu gấp gần 11 lần, khó có khả năng tự cân đối dòng tiền. Sản xuất, kinh doanh bị đình trệ; bị mất hoặc giảm nhiều đơn đặt hàng; nhiều dự án đầu tƣ dở dang, không hiệu quả. Đã có khoảng 17.000 công nhân chuyển việc hoặc bỏ việc; 5.000 công nhân bị mất việc làm; nhiều công nhân của một số nhà máy, xí nghiệp bị chậm trả lƣơng trong nhiều tháng... [25].

Thứ năm, về trách nhiệm của HĐQT không quy trách nhiệm giải trình và trách nhiệm cá nhân của các thành viên HĐQT nên dẫn tới biểu hiện thiếu trách nhiệm, tùy tiện, cá nhân, báo cáo không trung thực, cố ý làm trái, vi phạm pháp luật trong việc chấp hành các quy định của Nhà nƣớc, quyết định

của Thủ tƣớng khi chỉ đạo các hoạt động đầu tƣ, dự án, vốn cho sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và bố trí cán bộ.

Nhìn chung việc quản lý nhà nƣớc và thực hiện quyền chủ sở hữu đối với DNNN nói chung và TĐKT nhà nƣớc nói riêng bộc lộ rõ sự bất cập, chƣa thay đổi kịp với chuyển biến của nền kinh tế thị trƣờng; cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán và quản lý tài chính nội bộ doanh nghiệp còn kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 76 - 80)