Quan điểm tiếp nhận pháp luật bên ngoài trong quản trị tập đoàn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 86 - 90)

kinh tế nhà nƣớc

Chủ trƣơng áp dụng thông lệ tốt về quản trị doanh nghiệp nhà nƣớc đã đƣợc đề cập và định hƣớng rõ ràng trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị, hay quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, cụ thể:

Về mặt chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách chung, nghị quyết số 48- NQ/TW của Bộ Chính trị chỉ rõ: “Nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lệ thương mại quốc tế) và quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật” [3, điểm 1.7, Mục III]. Điều này nghĩa là, Đảng đề cao việc nghiên cứu cụ thể hóa án lệ, tập quán và các quy tắc nghề nghiệp để ứng dụng trong hoạt động lập pháp và tƣ pháp. Định hƣớng chiến lƣợc này đƣợc thực hiện phù hợp với nguyên tắc “Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật”. Mặc dù không trực tiếp khẳng định việc áp dụng pháp luật nƣớc ngoài nhƣng ở một khía cạnh khác, việc áp dụng các án lệ, thông lệ thƣơng mại quốc tế các quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp cũng đƣợc coi là phƣơng thức tiếp nhận pháp luật vào hệ thống pháp luật trong nƣớc, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nƣớc.

Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc giai đoạn 2011-2015” với nội dung chính tập trung vào ba mục tiêu là tái cơ cấu về tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp; tái cơ cấu về tài chính và tái cơ cấu về quản trị doanh nghiệp, lao động. Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định về kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 929/QĐ-TTg và đã hƣớng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy

ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc triển khai thực hiện. Tính đến 30/9/2012, đã có 55 tập đoàn, tổng công ty xây dựng Đề án; có 24 tập đoàn, tổng công ty đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phƣơng có thẩm quyền phê duyệt Đề án tái cơ cấu. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc còn lại đã và đang xây dựng đề án trình cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Thủ tƣớng Chính phủ đã phân công Bộ Tài chính chủ trì đôn đốc các Bộ, ngành, địa phƣơng, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc tiếp tục triển khai xây dựng Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc do mình quản lý và phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, báo cáo kết quả thực hiện để Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ [21].

Tại Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ nêu rõ quan điểm tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc với trọng tâm“đổi mới, phát triển và tiến tới áp dụng đầy đủ khung quản trị hiện đại theo thông lệ quốc tế”. Quá trình triển khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc ở các TĐKT cho thấy thực trạng quản trị “chƣa có tính chiến lƣợc, còn rời rạc, chủ yếu là chuyển giao nội bộ tập đoàn, tổng công ty hoặc giữa các doanh nghiệp nhà nƣớc, chƣa tạo ra động lực và áp lực để buộc các doanh nghiệp nhà nƣớc đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp. Việc chậm tiến hành tái cơ cấu, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa, tập trung vào ngành nghề sản xuất - kinh doanh chính đã làm kéo dài thời gian phục hồi của nền kinh tế, chậm thúc đẩy thị trƣờng vốn phát triển, giảm niềm tin của các nhà đầu tƣ”.

Tóm lại, với điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, các TĐKT nhà nƣớc cần phải đổi mới hoạt động quản trị doanh nghiệp theo hƣớng hợp lý, khắc phục những yếu kém về hoạt động tổ chức bộ máy, về nhân sự, về cơ chế phối hợp theo xu hƣớng phù hợp với xu thế chung của thế giới.

3.3. Cơ chế tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty vào hệ thống pháp luật Việt Nam

Thứ nhất, sự tự nguyện tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong các TĐKT nhà nước. Trong sự đa dạng của các loại hình doanh nghiệp trên thế giới, ngƣời ta thƣờng hƣớng đến những chuẩn mực, những quy tắc ứng xử chung, lâu dần chúng đƣợc thừa nhận rộng rãi và phát triển thành thông lệ. Đặc biệt là các thông lệ kinh doanh đang ngày càng đóng vai trò quan trọng điều chỉnh các hoạt động kinh doanh toàn cầu. Ví dụ nhƣ: INCOTERMS 2000, các khuyến nghị của phòng thƣơng mại quốc tế ICC, các nguyên tắc quản trị công ty của OECD và các khuyến nghị của các tổ chức nghề nghiệp. Giá trị của các thông lệ đƣợc khẳng định qua thực tiễn áp dụng rộng rãi của nó.

Với sự lớn mạnh của các công ty đa quốc gia tạo ra tác động lan truyền về các thông lệ quản trị tại các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Các công ty nội địa bắt chƣớc hình mẫu quản trị công ty của các công ty đa quốc gia ở mức độ nhất định về quy trình, về mô hình tổ chức và cơ chế quản lý giám sát đối với doanh nghiệp. Những ngƣời lao động đƣợc đào tạo tại các công ty đó cũng có thể rời công ty đa quốc gia và làm việc tại các doanh nghiệp địa phƣơng, áp dụng tự nguyện các vấn đề quản trị công ty một cách gián tiếp. Việc tiếp nhận này cũng có thể đƣợc xác định bởi nhu cầu của chính TĐKT nhà nƣớc. Cụ thể, để cạnh tranh với các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nƣớc, các doanh nghiệp nƣớc ngoài, liên doanh thì đòi hỏi các TĐKT nhà nƣớc phải có năng lực nội tại, có tiềm lực về vốn, lao động, về quản lý và giám sát nội bộ hiệu quả. Vì vậy, quản trị công ty theo chuẩn mực quốc tế đƣợc coi là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự phát triển của cả tập đoàn và buộc các tập đoàn phải chấp nhận những nguyên tắc quản trị chung nếu muốn phát triển rộng ra thị trƣờng quốc tế.

Thứ hai, cơ chế luật hóa các nguyên tắc quản trị công ty của OECD vào hệ thống pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước.

Thực chất bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD chính là các tập quán về quản trị tại các nƣớc OECD đƣợc tổ chức này nghiên cứu, tổng hợp, ban hành và khuyến cáo các doanh nghiệp và chính phủ các nƣớc áp dụng. Dù khuyến cáo, nhƣng để đƣợc thừa nhận là thông lệ tốt về quản trị, thông lệ này phải có tính hiệu quả. Điều đó có nghĩa là, các thông lệ này đƣợc áp dụng tại nhiều nƣớc và cải thiện đƣợc hiệu quả quản trị. Hệ thống các quy định về quản trị công ty của một quốc gia bao gồm những quy phạm pháp luật và những quy định không bắt buộc của các tổ chức, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, hay những khuyến nghị của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực ban hành. Vì vậy, sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD có thể đƣợc thực hiện thông qua cơ quan lập pháp, cơ quan thi hành pháp luật hoặc các tổ chức, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Việc luật hóa các nguyên tắc về quản trị công ty đã đƣợc áp dụng rất đa dạng ở các quốc gia, đặc biệt là ở các nƣớc OECD. Có nƣớc tiếp nhận bằng cách khuyến cáo chung cho tất cả các doanh nghiệp, có nƣớc áp dụng bằng cách quy định từng chế định riêng trong các văn bản pháp luật, có nƣớc ban hành khuyến cáo đối với một số loại hình doanh nghiệp… Tuy nhiên, việc thể chế hóa các nguyên tắc này vào các văn bản luật trong nƣớc sẽ tạo cho thông lệ có tính bắt buộc áp dụng và tính thực thi cao hơn.

Thứ ba, việc áp dụng các cơ chế bổ trợ khác:

Áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty không chỉ chịu sự tác động từ các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nƣớc ban hành mà còn phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ văn hóa, truyền thống, đạo đức kinh doanh… Do đó, quản trị công ty cần phải đặt trong mối quan hệ với các yếu tố đặc thù của mỗi quốc gia mới phát huy đƣợc hiệu quả. Các nguyên tắc quản trị công ty đã đƣợc phát

triển ở nhiều quốc gia khác nhau và đƣợc áp dụng ở các thị trƣờng chứng khoán, các công ty, các nhà đầu tƣ tổ chức và các hiệp hội với sự hỗ trợ từ nhà nƣớc và các tổ chức có liên quan. Các TĐKT nhà nƣớc là một nhóm các công ty "lớn", vì vậy sẽ có những đòi hỏi cao về tính minh bạch, giải trình, sự giám sát trong quản trị công ty, nếu nhƣ đạt đƣợc những điều đó, công ty sẽ phát triển bền vững trong xã hội và điều ngƣợc lại sẽ xảy ra nếu không tuân thủ những chuẩn mực pháp lý và xã hội.

Trên thực tế, các nguyên tắc quản trị công ty của OECD đƣợc các công ty ở những nƣớc OECD không bắt buộc áp dụng, mặc dù pháp luật có quy định thành văn về áp dụng bộ nguyên tắc này. Chẳng hạn nhƣ, trên thị trƣờng chứng khoán Luân Đôn và TORONTO các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán không phải thực hiện bắt buộc các nguyên tắc quản trị công ty của OECD mà họ có quyền lựa chọn và công bố có tuân thủ các nguyên tắc này hay không trong các tài liệu nội bộ của mình, nếu không tuân thủ thì họ cần phải đƣa ra giải trình hợp lý hoặc những áp dụng khác biệt. Điều này cho thấy sự áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty của OECD là lựa chọn của bản thân doanh nghiệp và không bắt buộc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thƣờng sẽ chọn áp dụng các nguyên tắc này để cải thiện hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hiện nay (Trang 86 - 90)