dù các tác giả có thể chưa chỉ rõ điều này do không phải là đối tượng nghiên cứu chính của các công trình này. Vì vậy, đây là những dữ liệu, gợi ý cho tác giả luận án trong đánh giá thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tuy nhiên, vì không phải là đối tượng nghiên cứu chính nên các dữ liệu này được trình bảy rải rác, lẻ tẻ, chưa có sự phân tích sâu sắc, thấu đáo, hệ thống, cần được tiếp tục bổ sung, làm rõ.
1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾNHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÂM LÝ TIỂU NÔNG ĐẾN THỰC HIỆN NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÂM LÝ TIỂU NÔNG ĐẾN THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NƯỚC TA HIỆN NAY
Vì đây là vấn đề mới nên không có công trình nào trực tiếp bàn về các giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở tại Việt Nam hiện nay song các công trình khi bàn về thực hiện dân chủ ở cấp xã có đưa ra những giải pháp để thực hiện tốt hơn dân chủ ở cấp xã, trong đó những giải pháp sẽ góp phần vào việc hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc thực hiện dân chủ ở cấp xã. Đồng thời, các công trình nghiên cứu về các loại hình tâm lý gần gũi với tâm lý tiểu nông trong từng lĩnh vực cụ thể cũng đề ra các giải pháp để khắc phục tác động tiêu cực của tâm lý này trong các lĩnh vực. Vì vậy, đây đều là những công trình tham khảo hữu ích trong quá trình nghiên
cứu về các giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay.
Hoàng Chí Bảo (chủ biên) trong cuốn sách Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay [10] đã nói về sự tác động của kinh tế thị trường đối với những biến đổi tâm lý của người nông dân, họ đã biết tính toán hơn, có sự chấp nhận đổi mới, chấp nhận mạo hiểu phiêu lưu “được ăn cả ngã về không”. Dù chưa phải là nêu giải pháp nhưng qua sự phân tích tác động này chúng ta thấy rằng kinh tế thị trường cũng có tác động tích cực đến việc hạn chế những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông.
Cuốn sách Ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước[222], Lê Hữu Xanh đã đưa ra các giải pháp cơ bản hạn chế tâm lý tiểu nông ở đội ngũ này là đổi mới nội dung, phương thức đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp; Đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu hợp tác trong và ngoài nước; Hoàn thiện cơ chế, chính sách và Luật doanh nghiệp nhà nước; Một số kiến nghị đối với doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Ưu điểm mà tác giả Lê Hữu Xanh đưa ra là bên cạnh giải pháp nhằm loại bỏ cơ sở vật chất của tâm lý tiểu nông và thay đổi về nhận thức của chính chủ thể tâm lý tiểu nông giống như nhiều công trình là phát triển kinh tế thị trường và đổi mới công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp nhà nước, tác giả đã đưa ra đề xuất về thay đổi môi trường hoạt động của chủ thể có tâm lý tiểu nông, ví dụ như với cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước, tác giả để xuất các giải pháp về hoàn thiện luật doanh nghiệp nhà nước để hạn chế tâm lý tiểu nông ở đội ngũ này. Vì vậy, đây là gợi ý quan trọng cho tác giả luận án trong khi đề xuất các giải pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở chắc chắn phải tiếp tục hoàn thiện luật, cơ chế về thực hiện dân chủ nhằm đảm bảo dân chủ ở cơ sở được thực hiện nghiêm túc, từ đó làm cho những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông không có cơ sở để tồn tại, ảnh hưởng.
Cũng theo hướng giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật về dân chủ ở cơ sở, Nguyễn Hồng Chuyên trong cuốn sách Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã phục vụ xây dựng nông thôn mới [29] và Nguyễn Tiến Thành trong công trình
Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay [172] đã chỉ ra những bất cập của pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, tác giả đưa ra hướng hoàn thiện thiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trong đó có pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; các giải pháp tuyên truyền phổ biến pháp lệnh trong nhân dân. Những giải pháp mà các tác giả đưa ra mặc dù không nói gì đến tâm lý tiểu nông (vì không thuộc đối tượng nghiên cứu của các công trình này) song việc hoàn thiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở cũng góp phần vào việc hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Bên cạnh các công trình gợi mở hướng giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông bằng biện pháp hoàn thiện pháp luật, hướng giải pháp giáo dục, tuyên truyền để phát huy tính cực của các chủ thể, giúp các chủ thể chủ động tự hạn chế dần những ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông cũng được một số cuốn sách đề cập tới.
Nguyễn Hồng Chuyên trong cuốn sách Thực hiện dân chủ ở cấp xã trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay [28], đã đề xuất 4nhóm giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở cấp xã là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đối với việc thực hiện pháp lệnh; Phát huy tính tích cực chính trị xã hội của cán bộ, đảng viên trong quá trình thực hiện pháp luật dân chủ ở xã; Nâng cao nhận thức pháp luật, sự tham gia chủ động, tự giác và tích cực của nhân dân vào hoạt động thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã; Đảm bảo các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hoá, pháp luật cho việc thực hiện pháp lệnh. Như vậy, trong giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật dân chủ ở xã, tác giả đã chú ý nâng cao chủ thể thực hiện pháp luật là cán bộ cơ sở và người dân. Mặc dù không nói đến tâm lý tiểu nông của các chủ thể này nhưng việc nâng cao tích tích cực, chủ động của các chủ thể này trong thực hiện pháp luật dân chủ cũng góp phần vào việc hạn chế dần những biểu hiện tiểu nông ở họ.
Một số bài tạp chí cũng tiếp cận các giải pháp về nâng cao nhận thức, ý thức của các chủ thể thực hiện dân chủ ở cơ sở, qua đó nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ. Theo tác giả luận án, đây cũng là một hướng để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Tác giả Trần Quang Nhiếp trong bài “Thực hiện dân chủ ở xã, mấy vấn đề đặt ra” [138] chỉ ra các giải pháp để thực hiện dân chủ cấp xã là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế bền vững; Nâng cao trình độ và năng lực làm chủ của nông dân; Củng cố hệ thống chính trị, các cơ quan đại diện quyền làm chủ của nhân dân ở nông thôn. Vẫn là tác giả Trần Quang Nhiếp với bài “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở sau 2 năm nhìn lại” [139] có bàn sâu đến giải pháp tuyên truyền, kịp thời sơ kết tổng kết, biểu dương, khen thưởng, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trong bài “Qua 3 năm thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở nông thôn” [221], tác giả Lê Kim Việt đã chỉ ra các giải pháp để thực hiện tốt dân chủ ở xã đó là tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nông thôn vững mạnh làm nòng cốt, Củng cố hệ thống chính quyền cơ sở trong sạch, gắn việc thực hiện quy chế với nâng cao dân trí và phát triển toàn diện kinh tế - văn hóa - xã hội ở nông thôn. Các giải pháp thực hiện dân chủ ở xã mà tác giả Lê Quang Minh đưa ra trong bài “Để thực hiện dân chủ ở cơ sở” [120] là Nâng cao nhận thức đúng đắn đầy đủ về thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay; Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật đảm bảo cho việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; Tạo lập các tiền đề, các yếu tố kinh tế - xã hội để thực hiện dân chủ ở cơ sở… Tác giả Tòng Thị Phóng trong bài viết “Khâu đột phá của quá trình phát huy dân chủ ở nước ta thời kỳ đổi mới”
[146] cũng nêu các giải pháp để thực hiện dân chủ ở cơ sở tốt hơn bao gồm Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục quán triệt các quan điểm chủ trương của Đảng về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Không ngừng hoàn chỉnh, nâng cao tính pháp lý của các quy định được ban hành; Tăng cường vai trò giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ; Đào tạo cán bộ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Bài viết “Ảnh hưởng của tâm lý sản xuất nhỏ đối với việc thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay” [87] của Lê Xuân Huy có nội dung gần với đề tài của luận án. Nhà nghiên cứu này đã đề xuất một số giải pháp khắc phục ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông như tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; Không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân
dân, nâng cao dân trí, văn hoá. Như vậy, hướng tiếp cận về giải pháp của tác giả cũng là khắc phục cơ sở vật chất hình thành tâm lý và giáo dục, tuyên truyền để thay đổi nhận thức, tâm lý của chủ thể. Hướng tiếp cận giải pháp này cũng sẽ được tác giả luận án tham khảo khi đề xuất các giải pháp
Những công trình nghiên cứu về tâm lý tiểu nông, tâm lý sản xuất nhỏ đối với từng lĩnh vực cụ thể cũng đưa ra các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế những biểu hiện tiêu cực tâm lý tiểu nông như “Ảnh hưởng của tâm lý sản xuất nhỏ ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay” [39] đã đưa ra các giải pháp như khắc phục tâm lý sản xuất nhỏ thông qua hoạt động lãnh đạo đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; khắc phục tâm lý sản xuất nhỏ thông qua quá trình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá - xã hội mới và đẩy mạnh dân chủ hoá ở cơ sở; Tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ mọi mặt với việc khắc phục tâm lý sản xuất nhỏ ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đồng bằng Bắc Bộ; Nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạnh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đồng bằng Bắc Bộ với việc khắc phục tâm lý sản xuất nhỏ. Nhìn chung, các giải pháp tác giả đưa ra đã hướng tới việc thay đổi cơ sở vật chất của tâm lý tiểu nông bằng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và các giải pháp hạn chế, xoá bỏ tâm lý tiểu nông ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Tuy nhiên, vì giới hạn nghiên cứu của tác giả chỉ là tâm lý sản xuất nhỏ ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đồng bằng Bắc Bộ nên các giải pháp cũng chỉ hướng đến đội ngũ cán bộ.
Một số công trình nghiên cứu về tâm lý tiểu nông bên cạnh nhiều giải pháp khác đã chú ý đến các giải pháp về công tác cán bộ.
Trong cuốn sách, “Tâm lý sản xuất nhỏ ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay” [39], tác giả Trần Sỹ Dương đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp thay đổi nhận thức, đạo đức của cán bộ thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Luận án tiến sĩ “Ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” [159] của tác giả Cao Thị Sính, các giải pháp mà tác giả đưa ra là: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - cơ sở, tiền đề để khắc phục ảnh hưởng tiêu
cực của tâm lý tiểu nông; Phát huy vai trò lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng và đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở nông thôn; Nâng cao đời sống văn hoá đi đôi với cải biến phong tục, tập quán lạc hậu; Nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân với việc khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông; Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Như vậy, trong nhiều giải pháp, tác giả Cao Thị Sính có chú ý đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đây là một hướng tiếp cận giải pháp đúng đắn mà tác giả luận án sẽ kế thừa. Tuy nhiên, các khâu khác trong công tác cán bộ cũng góp phần vào việc hạn chế tâm lý tiểu nông ở đội ngũ này, song các công trình này chỉ tập trung vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đây là điểm khuyết mà luận án sẽ bổ sung.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu về dân chủ ở cơ sở khi bàn về các giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện dân chủ ở cơ sở dù tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau và đưa ra những giải pháp không hoàn toàn giống nhau nhưng khái quát lại có thể thống nhất ở một số giải pháp đó là hoàn thiện hệ thống pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, nâng cao trình độ, năng lực, ý thức tích cực của người dân và cán bộ cơ sở - những chủ thể thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở, một số giải pháp khác về kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật… Những giải pháp này cũng có ý nghĩa đối với việc hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tuy nhiên, vì không phải là đối tượng nghiên cứu nên trong các công trình này, chưa có công trình nào chỉ rõ các giải pháp này có thể hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông như thế nào. Còn những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong từng lĩnh vực cụ thể đều đưa ra giải pháp để hạn chế những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong những lĩnh vực này là xoá bỏ cơ sở vật chất sản sinh tâm lý tiểu nông, hạn chế tâm lý tiểu nông trong các chủ thể hành động thông qua giáo dục, đào tạo. Hoàn thiện pháp luật ở từng lĩnh vực cụ thể để hạn chế những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong lĩnh vực đó. Đây cũng là hướng tiếp cận của tác giả luận án khi đề xuất các giải pháp. Tuy nhiên, vì lĩnh vực cụ thể mà tác giả nghiên cứu là ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay, một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới, nên các giải pháp đưa ra trong luận án
không phải là hạn chế tâm lý tiểu nông ở cán bộ cơ sở và nhân dân chung chung mà trong hoạt động cụ thể là thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tác giả cũng bổ sung các giải