NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC, TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ, NHẬN THỨC, VĂN HÓA CỦA NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu LA HA THI THUY DUONG (Trang 127 - 129)

NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ, NHẬN THỨC, VĂN HÓA CỦA NHÂN DÂN

Hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đối với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở thực chất chính là quá trình xoá bỏ những biểu hiện lạc hậu của tâm lý tiểu nông trong nhân dân ở cơ sở và cán bộ cơ sở - chủ thể của thực hiện dân chủ ở cơ sở. Việc hạn chế, xoá bỏ những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông

ở nhân dân cũng có vai trò đối với việc hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý này trong đội ngũ cán bộ, từ đó tạo ra tác động kép đến việc hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “Quan tham vì dân dại. Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót thì quan dù không liêm cũng hoá ra liêm. Vì vậy, dân cần phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ liêm” [113, tr.641]. Nếu như nhân dân chủ động, tích cực thực hiện quyền làm chủ của mình thì cán bộ sẽ không thể nào thực hiện được tâm lý tư lợi, vun vén cá nhân, tâm lý dòng họ, cục bộ hay tâm lý coi thường pháp luật được. Người dân có tích cực, chủ động thực hiện quyền được biết thì chính quyền cấp xã mới không thể “bưng bít” mà phải công khai thông tin theo quy định của pháp luật, tránh được các hành vi tham nhũng, khuất tất, từ đó ngăn chặn được tâm lý tư lợi, vun vén cá nhân ở một số cán bộ cơ sở. Người dân có tự giác sử dụng quyền được tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định mới làm cho quyết định đó thực sự vì lợi ích chung, tránh chạy theo lợi ích cá nhân, dòng họ hay lợi ích nhóm, từ đó hạn chế tâm lý tư lợi, vun vén cá nhân hay tâm lý cục bộ, địa phương, dòng họ ở cán bộ trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Người dân có chủ động thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình thì mới buộc cán bộ cơ sở phải thực hiện nghiêm pháp luật, ngăn chặn

được tâm lý coi thường pháp luật, trọng tình hơn lý.

Theo quan điểm duy vật lịch sử, những nét tâm lý tiểu tiểu nông tiêu cực sẽ mất đi khi điều kiện kinh tế - xã hội phương thức sản xuất biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện nhưng những nét tâm lý này cũng sẽ mất đi khi bản thân chủ thể mang nét tâm lý này nhận thức được rằng, cần phải loại bỏ chúng ra khỏi nhân cách của mình. Vì vậy, bên cạnh việc xoá bỏ cơ sở vật chất, kỹ thuật nảy sinh tâm lý tiểu nông thì cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để chính chủ thể nhân dân tự giác từ bỏ biểu hiện tiêu cực này. Theo Lênin, việc giáo dục nhân dân từ bỏ tâm lý tiểu nông trong suy nghĩ và hành động của mình là công việc thường xuyên, lâu dài và rất quan trọng. Người viết:

Nhiệm vụ cơ bản của các cán bộ công tác giáo dục và của Đảng Cộng sản, đội tiên phong trong cuộc đấu tranh, là phải giúp đỡ việc giáo dục và rèn luyện quần chúng lao động để khắc phục những thói quen cũ, những tập quán cũ do chế độ cũ để lại, những thói quen, những tập quán của người tư hữu đã tiêm nhiễm sâu vào quần chúng. Không bao giờ được quên nhiệm vụ cơ bản ấy của mọi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa [214, tr.474].

Những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông nằm trong mỗi con người chúng ta, vì vậy nó là kẻ địch “nội xâm”, không thể trấn áp được mà phải là quá trình giáo dục nhằm thay đổi nhận thức, nếp nghĩ, thói quen, tập quán lạc hậu:

...còn phải xoá bỏ những người tiểu sản xuất hàng hoá nữa; nhưng với những người này thì không thể tống cổ họ đi được, không thể trấn áp họ, mà phải ăn ở thuận hoà với họ, chúng ta có thể (và phải) cải tạo họ, giáo dục họ, nhưng chỉ bằng một công tác tổ chức hết sức lâu dài, từ từ và thận trọng [214, tr.33].

Một phần của tài liệu LA HA THI THUY DUONG (Trang 127 - 129)