Thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đối với quyền biểu quyết, quyết định của người dân

Một phần của tài liệu LA HA THI THUY DUONG (Trang 95 - 102)

biểu quyết, quyết định của người dân

Thứ nhất, ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến quyền quyết định mức đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn thôn, xã

Một số cán bộ cơ sở có tâm lý tư lợi, vun vén cá nhân và coi thường pháp luật, thiếu kỷ cương, kỷ luật muốn nhân dân đóng góp nhiều để bớt xén, bỏ túi riêng nên đã không thực hiện nghiêm túc quy định về quyền được quyết định trực tiếp của nhân dân. Việc huy động sự đóng góp của nhân dân phải được bàn bạc dân chủ và phải được sự đồng tình của người dân. Tuy nhiên, trong thực hiện chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm, tại một số địa phương, cán bộ cơ sở không có sự bàn bạc, thống nhất của người dân, đã bắt người dân đóng góp một cách tuỳ tiện, quá lớn so với mức thu nhập, ảnh hưởng tới đời sống dân sinh của nhiều người, gây bức xúc trong dư luận xã hội, nhất là đối với hộ nghèo, khó khăn, chính sách. Hiện tượng lạm thu đối với người dân xuất hiện ở nhiều nơi, ngoài những khoản đóng góp chính thức, cán bộ xã còn bắt dân phải đóng góp nhiểu khoản thu thêm khác. Có khoản thu có hoá đơn, biên lai, nhưng cũng có khoản thu để ngoài sổ sách. Một số loại phí và quỹ thường bị lạm thu như phí bảo vệ hoa màu, quỹ làng, quỹ xây dựng nông thôn mới, quỹ giao thông thuỷ lợi nội đồng, tu sửa điện sáng công cộng, quỹ huấn luyện dân quân tự vệ năm, phí hộ không làm vụ đông xuân, phí hộ trái quy hoạch cây trồng vụ xuân, quỹ thuê mướn máy cày làm đất cấy, phí đất cho hợp tác xã thu tính theo sào, phí hợp tác xã thu nợ vật tư và thuốc bảo vệ thực vật, thuế cây lưu niên, kênh mương nội đồng, quỹ công ích, quỹ tình thương, quỹ đầu tư phát triển quỹ bà mẹ trẻ em và người cao tuổi, quỹ khuyến học, quỹ tổ an ninh xã hội khu dân cư, quỹ văn hoá xã hội… Đồng thời, các cán bộ này lại lạm dụng chi tiêu bừa bãi, thất thoát công quỹ, không có sổ sách ghi chép, không minh bạch, giải trình được các khoản chi tiêu khi nhân dân thắc mắc. Đối với các công trình có quy mô lớn như trường học, đường giao thông cấp xã, trạm y tế…ở một số xã, mức đóng góp được chính quyền định ra từ trước, việc đưa xuống cho nhân dân quyết định ở cụm dân cư chủ yếu là thông qua cho đúng thủ tục pháp lý. Một số ý kiến của người dân cho rằng họ không được trực tiếp quyết định mức đóng góp mà do các đại diện cho cụm dân cư bàn bạc và quyết định, trong khi những người đại diện không tham khảo ý kiến của người dân trước khi đi họp.

Theo quy định của pháp lệnh, để quyết định mức đóng góp trong cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện họ gia đình có thể thực hiện biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn hoặc trong toàn cấp xã thì tổ chức lại cuộc họp. Ngay cả khi tỷ lệ tán thành quá 50% tổng số cử tri trong thôn, quyết định đã có hiệu lực thi hành thì vẫn còn một thiểu số nhưng cũng không nhỏ gia đình chưa đồng ý, vì vậy chính quyền xã phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp phải có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, vận động, thuyết phục những cử tri, hộ gia đình chưa tán thành trong việc thực hiện những quyết định đã có giá trị thi hành. Tuy nhiên, thực tế chính quyền cơ sở ở nhiều nơi đã không thực hiện tốt quy định này mà sử dụng hình thức ép buộc. Tại một số địa bàn xã áp dụng cách thức nếu gia đình nào không chịu đóng góp xây dựng công trình công cộng thì khi cần xác minh lý lịch sẽ nhận xét là không chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng đã phản ánh rất nhiều về sự ép buộc của cán bộ xã, trưởng thôn trong việc đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng bằng những hình thức khác nhau. Như trường hợp một nữ cử nhân xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương khi làm lý lịch xin việc bị cán bộ xã phê xấu vào lý lịch là “Bản thân và gia đình chưa thực hiện tốt củ trương do xã đề ra”, khiến nữ cử nhân này không xin được việc. Nguyên nhân là, khi làm 5 km đường liên thôn, quy định mỗi thành viên trong gia đình phải đóng 2 triệu đồng. Gia đình nữ cử nhân này có 6 thành viên phải đóng 12 triệu nhưng vì nuôi con học đại học, phải vay tiền ngân hàng chính sách nên gia đình xin nợ, đóng sau. Hay trường hợp ở thôn Sơn Tây, xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa (Phú Yên), trưởng thôn tổ chức chặn xe đám cưới của gia đình bà Nguyễn Thị Thu (ở cùng địa phương này) để đòi tiền đóng góp làm đường nông thôn mới. Cách làm này thiếu sức thuyết phục, nên áp dụng cách thức tuyên truyền thuyết phục dần dần mưa dần thấm lâu, cuộc họp thứ nhất không được thì họp lần tiếp theo để lấy sự đồng thuận của các gia đình. Theo khảo sát của PAPI tại Việt Nam năm 2017 thì tỷ lệ người cho biết đã đóng góp tự nguyện (thay vì bị chính quyền ép

buộc) cho việc tu sửa, xây mới công trình công cộng ở địa phương mặc dù có tăng nhưng vẫn còn thấp, từ 37% năm 2016 lên 43%.

Thứ hai, ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc xây dựng hương ước, quy ước của thôn, bản, làng.

Việc xây dựng và thực thi hương ước là một trong những phương thức thực hiện chủ trương mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Hương ước được xây dựng là để nhân dân thực hiện vì vậy họ phải có quyền tham gia xây dựng và biểu quyết.

Tuy nhiên, do tâm lý coi thường pháp luật, phép vua thua lệ làng, một số cán bộ cơ sở đã không thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quyền này của người dân. Người dân chẳng những không được tham gia bàn bạc và biểu quyết đối với bản hương ước của thôn mà thậm chí còn không biết đến bản hương ước của thôn. Mặc dù số liệu khảo sát của các tác giả có sự chênh lệch nhưng vẫn có một số lượng lớn người dân không biết đến bản hương ước của thôn mình. Theo khảo sát của tác giả Trương Thị Hiền, mặc dù chính quyền xã đều cung cấp bản hương ước thôn nhưng chỉ có 64,3% số người biết đến bản hương ước, còn tới 35,7% số người không biết đến bản hương ước mới của thôn, ấp [74]. Còn theo khảo sát của tác giả Nguyễn Văn Hiển, khi hỏi người dân có biết đến bản hương ước trên địa bàn hay không có 32,9% số người trả lời không biết [64, tr.226]. Cũng theo khảo sát của tác giả, số lượng người dân không biết đến hoạt động xây dựng hương ước ở địa bàn cũng có tỷ lệ tương tự. Khi khảo sát đối tượng là người dân thì chỉ có 67% người dân biết đến hoạt động này [70, tr.218]. Điều này có nghĩa là 33% người dân không biết đến hoạt động xây dựng hương ước ở địa bàn. Ngay cả những đối tượng biết đến hương ước của địa phương, đến hoạt động xây dựng hương ước ở địa phương cũng không có nghĩa là tất cả họ đều được tham gia xây dựng, biểu quyết cho bản hương ước đó. Nhiều nơi còn hành chính hoá việc xây dựng hương ước, hương ước được một nhóm công chức hành chính soạn thảo, đưa xuống địa phương để bổ sung hoặc không bổ sung thêm, rồi thông qua tại Hội nghị một cách thủ tục, không tôn trọng ý kiến của nhân dân địa phương. Những bản hương ước được xây dựng không có sự tham gia của

người dân nên không xuất phát từ thực tế cuộc sống, không nhận được sự đồng thuận của nhân dân trong thực thi.

Mặc dù uỷ ban nhân dân các tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân huyện, xã tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ xây dựng quy ước, hương ước cho công chức tư pháp, công chức văn hoá xã và trưởng thôn. Tuy nhiên, do sự thiếu hiểu biết đầy đủ về pháp luật và tâm lý coi thường pháp luật, trọng lệ hơn luật của cán bộ cơ sở, trưởng thôn và người dân - những người tham gia xây dựng hương ước nên trong một số bản hương ước vẫn còn có những quy định trái với pháp luật. Ví dụ như hương ước của làng Bình Lộc, xã Bình Điền, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế quy định phụ nữ 20 tuổi, nam giới 22 tuổi mới được phép kết hôn. Nhiều bản hương ước quy định các hình thức phí, lệ phí xử phạt một cách tuỳ tiện, bừa bãi. Trong 230 bản hương ước được đánh giá thì 24 bản quy định cấp thôn, bản, làng được thu lệ phí. Một số xã của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh có hương ước quy định “Các chủ phương tiện xe bò, xe công nông thuộc người làng phải nộp lệ phí 12 xe sỏi/ năm. Người ngoài có xe ô tô đi qua làng phải đóng góp, tu bổ đường 4000 đồng/ chuyến, xe công nông 3000 đồng/ chuyến” [70, tr.230].

Do tác động tiêu cực của tâm lý tư lợi, vun vén cá nhân, người dân chỉ quan tâm đến những gì liên quan trực tiếp đến lợi ích, đặc biệt là lợi ích vật chất của bản thân và gia đình nên họ cũng không quan tâm nhiều đến việc xây dựng hương ước. Việc người dân ít tham gia xây dựng hương ước có một phần từ cán bộ cơ sở có tâm lý coi thường pháp luật không thực hiện đúng các quy định nhưng còn xuất phát từ chính chủ thể là nhân dân chưa tích cực, chủ động tham gia xây dựng hương ước. Việc tổ chức họp dân, cử tri đại diện hộ gia đình khó khăn, số lượng người tham dự ít, địa điểm họp thiếu nên việc lấy ý kiến, biểu quyết của người dân trong xây dựng hương ước không cao.

Thứ ba, ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng thôn của nhân dân.

Bầu, bãi nhiệm trưởng thôn là quyền tự quản của nhân dân. Nhân dân có quyền lựa chọn người đại diện cho mình trong việc tổ chức các công việc tự quản ở

cộng đồng thôn, cũng như là cầu nối với chính quyền cấp xã. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông ở cả đội ngũ cán bộ cơ sở lẫn người dân nên trong việc thực hiện quyền này của người dân cũng có những hạn chế nhất định.

Do tâm lý họ hàng, địa phương cục bộ, bè phái cộng với tâm lý tư lợi, cá nhân, tâm lý coi thường pháp luật, một số cán bộ cơ sở chưa đảm bảo tốt quyền tự do lựa chọn trưởng thôn, người đại diện cho mình của nhân dân. Có hiện tượng can thiệp của chi bộ và Ban công tác Mặt trận Tổ quốc để có được một trưởng thôn “dễ bảo” hoặc cùng “ê kíp” với chi bộ, xã. Bởi lẽ, ở một số vùng nông thôn, trưởng thôn cùng cánh với xã, với chi bộ thường có nhiều lợi ích hơn trong đất đai, ruộng vườn, ao rừng…Theo quy định pháp luật, Ban công tác Mặt trận có thể dự kiến giới thiệu từ một đến hai người ứng cử để bầu trưởng thôn, nhưng đa số đều chỉ giới thiệu một người, từ đó hạn chế quyền được lựa chọn của người dân. Theo báo cáo của chỉ số PAPI năm 2017 ở Việt Nam, tỷ lệ người cho biết có hai ứng cử viên trở lên để lựa chọn vị trí trưởng thôn tăng từ 42% năm 2016 lên 49% năm 2017, nhưng đây cũng chưa phải là con số cao.

Tâm lý tiểu nông còn nặng nề trong một bộ phận người dân, đặc biệt là tâm lý tư lợi, cá nhân nên những cuộc họp để dự kiến danh sách bầu trưởng thôn cũng như tổ chức bầu trưởng thôn thường được họ cho là ít liên quan đến lợi ích thiết thực của mình thì người dân lại ít quan tâm. Do đó, cán bộ thôn, xã phải rất vất vả để vận động người dân tham gia đầy đủ để họp bầu. Một bộ phận nhân dân thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong việc lựa chọn trưởng thôn. Ngay tại hội nghị thôn khi tiến hành lập danh sách ứng cử viên, do tâm lý thụ động, dựa dẫm vào tập thể, thiếu chính kiến và trách nhiệm cá nhân, người dân cũng không có tinh thần xây dựng, tích cực chủ động đề xuất ứng cử giới thiệu người có uy tín, phó mặc cho Ban Công tác Mặt trận. Mặc dù bầu trưởng thôn là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người trong thôn, nhưng do tâm lý coi thường pháp luật, người dân cũng không thực hiện đầy đủ quyền của mình. Đến ngày bầu cử, đa số mỗi hộ gia đình chỉ có một người đại diện hộ gia đình cầm lá phiếu đi bầu trưởng thôn cho cả hộ. Vì vậy, khi khảo sát số người đã tham gia bầu trưởng thôn, không phải tất cả mọi người đều thực hiện quyền của mình. Theo tác giả Nguyễn Tiến Thành, có 78,6% số người được hỏi trả

lời đã tham gia bầu trưởng thôn [171]. Còn theo số liệu của tác giả Nguyễn Văn Hiển, 84% số người được hỏi đã từng tham gia hoặc biết đến việc bầu trưởng thôn, có 16% số người không biết đến hoạt động này [70, tr.183].

Do tâm lý cục bộ dòng họ, tranh giành, co kéo trong một bộ phận nhân dân

nên nhiều người khi bầu trưởng thôn, họ thường lựa chọn những người trong dòng họ của mình, không cần biết người đó có đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn hay không hay, thậm chí mặc dù biết những ứng cử viên xứng đáng hơn nhưng vì thuộc dòng họ khác nên họ cũng không lựa chọn. Tiêu chuẩn và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc không phải là tiêu chí lựa chọn mà tiêu chí đối với những người này là cùng dòng họ. Vì vậy, ở một số thôn, vị trí trưởng thôn luân chuyển khép kín hàng chục năm ở một dòng họ, đó là những dòng họ lớn chiếm đa số dân trong thôn nên có đa số phiếu áp đảo. Chính do tâm lý họ hàng, cục bộ còn nặng nề trong nhân dân ở một số thôn dẫn tới có tình trạng bầu cử cả những người yếu về năng lực và phẩm chất, lại không có khả năng tập hợp nhân dân làm trường thôn và không bị bãi nhiệm. Có những trưởng thôn vi phạm pháp luật, lạm quyền, tự cho mình quyền cắt đất công ra bán, đấu thầu hoặc xẻ đất cho thuê trái phép, cho phép lập barie ở đường đi chung để thu tiền phương tiện qua lại. Có thôn, khi phát hiện hộ dân cư xây dựng không có giấy phép, thay vì thông báo với lực lượng thanh tra xây dựng, trưởng thôn đến nhà dân đòi lập biên bản, phá huỷ công trình đang thi công. Có trưởng thôn vi phạm pháp luật nhất là luật đất đai, luật xây dựng, luật ngân sách nhà nước, vi phạm quy chế dân chủ. Tuy nhiên, những trường hợp này lại rất khó để bãi nhiệm vì những trưởng thôn này thuộc dòng họ lớn trong thôn, nên luôn nhận được sự ủng hộ của những người trong họ. Chính vì tâm lý dòng họ, cục bộ nặng nề trong một bộ phận nhân dân, một số trưởng thôn lại coi dòng họ như bức bình phong có thể che chắn cho mọi hành vi sai trái của mình, ngang nhiên tư lợi cá nhân, không thực hiện được chức năng đại diện cho cộng đồng.

Thứ tư, ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc thực hiện quyền bầu, bãi nhiệm ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Ban thanh tra nhân dân do hội nghị nhân dân tại thôn, làng bầu ra với chức

Một phần của tài liệu LA HA THI THUY DUONG (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w