triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với việc xóa bỏ những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông
Theo quan điểm duy vật lịch sử, tâm lý tiểu nông - một dạng của tâm lý xã hội ra đời trên cơ sở tồn tại xã hội nhất định, bị chi phối, quyết định và phản ánh tồn tại xã hội đó. Do đó, muốn hạn chế, xoá bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông nói chung, tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở nói riêng thì phải xoá bỏ tồn tại xã hội đã nảy sinh và củng cố tâm lý tiểu nông, đó chính là nền kinh tế tiểu nông. Xoá bỏ hay xây dựng một tư tưởng, tâm lý nào đó đều phải bắt đầu từ cơ sở vật chất đã sản sinh ra nó, việc muốn xoá bỏ tâm lý tiểu nông mà không tìm cách thay đổi cơ sở vật chất nảy sinh tâm lý này cũng như muốn đưa một tư tưởng mới, tiến bộ, tư tưởng cộng sản chủ nghĩa vào xã hội khi chưa tạo ra những tiền đề vật chất cho tư tưởng ấy đều là ảo tưởng và chắc chắn dẫn tới thất bại. Lênin đã khẳng định rất rõ điều này:
Không mảy may có ý nghĩa là chúng ta phải đưa ngay vào nông thôn những tư tưởng thuần tuý cộng sản chủ nghĩa, hiểu theo nghĩa hẹp của nó. Chừng nào chúng ta chưa có một cơ sở vật chất ở nông thôn cho chủ nghĩa cộng sản thì làm như thế chỉ có thể coi là một việc có hại, một việc bất hạnh cho chủ nghĩa cộng sản [212, tr.419].
Tâm lý tiểu nông được hình thành và tồn tại trên nền tảng kinh tế - xã hội là nền kinh tế tiểu nông tự cung, tự cấp, manh mún, nhỏ bẻ, công cụ sản xuất thô sơ,
lạc hậu. Để thay đổi nền tảng kinh tế đó thì chúng ta phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặc biệt là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn sẽ xoá bỏ tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, công cụ sản xuất lạc hậu, thô sơ của sản xuất nông nghiệp. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lấy quan hệ hàng hoá tiền tệ là phương thức trao đổi mạnh mẽ sẽ xoá bỏ tình trạng tự cung, tự cấp trong sản xuất nông nghiệp.
Đứng trên lập trường duy vật biện chứng, Ăngghen chỉ rõ cuộc cách mạng công nghiệp không những chỉ tạo ra bước nhảy vọt về năng suất lao động mà còn tạo ra sự chuyển biến có tính chất cách mạng trong tâm lý xã hội. Nói về vai trò của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với việc hạn chế, xoá bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông, Lênin cũng khẳng định:
Cải tạo người tiểu nông, cải tạo toàn bộ tâm lý và tập quán của họ là một công cuộc phải làm nhiều thế hệ mới xong. Đối với người tiểu nông thì chỉ có cơ sở vật chất, kỹ thuật, những máy kéo và máy móc quy mô lớn trong nông nghiệp, điện khí hoá trên quy mô lớn mới có thể giải quyết được vấn đề đó, mới có thể làm cho toàn bộ tâm lý của họ, có thể nói trở nên lành mạnh được. Chính điều đó có thể cải tạo triệt để và hết sức nhanh chóng người tiểu nông [207, tr.72].
Theo Lênin, để làm lành mạnh hoá tâm lý của người tiêu nông thì phải xây dựng được cơ sở vật chất, kỹ thuật với những máy kéo và máy móc quy mô lớn trong nông nghiệp, tức là phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Đó cũng chính là nội dung, nhiệm vụ của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn như Đảng ta khẳng định trong Hội nghị Trung ương 5 khoá IX:
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu
sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường [47, tr.93].
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phủ hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn mình, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ở nông thôn [47, tr.94].
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tạo ra yếu tố quan trọng có tính quyết định nhất tới việc ngăn chặn, hạn chế triệt để tâm lý tiểu nông vì nó tạo ra nền nông nghiệp dựa trên trình độ cơ khí hoá, sử dụng máy móc, tập trung, quy mô hớn. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đưa tiến bộ khoa học công nghệ vảo sản xuất, công cụ thủ công thay thế bằng máy móc hiện đại, cơ cấu cây trồng vật nuôi được thay đổi bằng những giống mới có năng suất cao hơn, áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới… đòi hỏi mọi người phải thay đổi, tích cực học tập mới đáp ứng được, từ đó lối suy nghĩ theo kinh nghiệm, bảo thủ, ngại thay đổi, ngại tiếp thu cái mới của tâm lý tiểu nông sẽ bị loại bỏ. Như Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định điều này “Máy móc càng tinh xảo, nếu không có trình độ văn hoá và kỹ thuật thì không thể điều khiển được. Trước đây làm việc theo lối thủ công, nhưng bây giờ làm bằng máy móc tinh xảo cả, nên việc học tập văn hoá, nâng cao trình độ kỹ thuật là rất cần thiết” [117, tr.50]. Việc sản xuất nông nghiệp bằng máy móc với năng suất lao, cơ khí hoá, điện khí hoá trong sản xuất nông nghiệp sẽ thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp tập trung, quy mô lớn. Máy móc sẽ san phẳng những bờ, thửa của những mảnh ruộng manh mún, nhỏ lẻ, ngăn cách tạo nên những cánh đồng ngút ngát thẳng cánh có bay. Sản xuất lớn sẽ hạn chế dần tầm nhìn thiển cận, thiếu tầm nhìn xa, trông rộng trong tâm lý tiểu nông của những người sản xuất nông nghiệp nhỏ. Khi sản xuất lớn, tập trung trong những “cánh đồng lớn”, bản thân người nông dân phải hợp tác, liên kết với nhau để cùng
sản xuất một loại giống, xuống giống cùng một ngày, có sự ghi chép rõ ràng đảm bảo truy nguyên nguồn gốc, xuất xứ… điều này đòi hỏi người nông dân hỏi phải tuân thủ chặt chẽ về giờ giấc, kỷ luật lao động, từ đó lối sống tự do, vô kỷ luật, đi muộn về sớm, tác phong lề mề, chậm chạp, thiếu trách nhiệm trong tâm lý tiểu nông cũng sẽ bị loại bỏ. Khi sản xuất nông nghiệp bằng máy móc hiện đại, quy trình công nghệ mới như sản xuất nông nghiệp trong lồng kính, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, Global Gap, những giống cây trồng, vật nuôi mới có khả năng chống chịu bệnh tốt hơn… tính phụ thuộc vào tự nhiên của sản xuất nông nghiệp sẽ giảm bớt, người lao động làm chủ quá trình sản xuất nông nghiệp của mình, từ đó tính thụ động, cầu an, trông chờ vào những yếu tố bên ngoài trong tâm lý tiểu nông cũng sẽ được hạn chế dần.
Trong kinh tế thị trường, mọi hàng hoá (yếu tố đầu vào của sản xuất và sản phẩm do sản xuất tạo ra, tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng) đến tay người sản xuất và người tiêu dùng đều phải qua mua bán, trao đổi, phải thông qua thị trường, phụ thuộc vào tình hình thị trường. Đây là đặc trưng rõ rệt nhất về cơ chế vận hành của kinh tế thị trường. Đảng ta khẳng định kinh tế thị trường không phải là liều thuốc vạn năng, những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường có thể làm gia tăng những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông nhưng những mặt tích cực của nó có thể hạn chế, xoá bỏ dần những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông. Việc phát triển kinh tế thị trường xoá bỏ tính tự cung, tự cấp của sản xuất, xoá bỏ những tiền đề vật chất của tâm lý tiểu nông, từ đó sẽ khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông. Để phát huy mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường thì phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là con đường quan trọng để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông. Điều này được thể hiện cụ thể như sau:
Kinh tế thị trường hình thành và phát triển, trao đổi hàng hoá trở thành phương thức kinh tế chủ đạo, nó không những sẽ tạo ra thị trường nội địa thống nhất mà còn mở rộng thị trường thế giới. Ranh giới giữa các địa phương chủ yếu mang ý nghĩa quản lý hành chính, luỹ tre làng, sự biệt lập khép kín của làng xã, địa phương được phá bỏ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, mở rộng các mối quan hệ ở
mọi lĩnh vực. Các huyết mạch kinh tế lưu thông nối liền gia đình với xã hội, làng xã với đất nước, miền ngược với miền xuôi, thành thị với nông thôn, đồng thời mở rộng giao lưu quốc tế về mọi mặt được thiết lập. Kinh tế thị trường mở rộng giao thương trao đổi hàng hoá, dịch vụ, trao đổi lao động góp phần xoá dần đi tính hạn hẹp, cục bộ địa phương của tâm lý tiểu nông.
Kinh tế thị trường đưa con người từ phục tùng chuyển sang tự chủ, tự lập, từ hoà tan vào cộng đồng chuyển sang tôn trọng cá nhân và bản sắc, bản lĩnh cá nhân. Quyết định theo số đông không phải là giải pháp tối ưu để có thể tồn tại trong kinh tế thị trường. Do đó cá nhân, các chủ thể kinh tế phải độc lập, tự chủ, dám nghĩ, dám làm, tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, từ đó hạn chế dần tâm lý thụ động, dựa dẫm vào tập thể, thiếu trách nhiệm cá nhân, không dám thể hiện chính kiến cá nhân của tâm lý tiểu nông.
Một quy luật phổ biến của kinh tế thị trường là quy luật cạnh tranh. Quy luật cạnh tranh là sức ép buộc doanh nghiệp, người sản xuất, người nông dân phải không ngừng đổi mới kỹ thuật, công nghệ, cải tiến quản lý để sử dụng hợp ý những nguồn lực và lợi thế của mình trong sản xuất, sáng tạo những sản phẩm mới để tồn tại và phát triển. Điều đó sẽ phát huy tính năng động, sáng tạo, không ngừng đổi mới ở người nông dân, người sản xuất, hạn chế dần tâm lý thụ động, trông chờ, bảo thủ, ngại đổi mới của tâm lý tiểu nông. Hơn nữa, kinh tế thị trường, mọi hưởng thụ và đãi ngộ đều dựa trên tài năng và cống hiến, điều này phá vỡ tính ỷ lại, lười biếng.
Mạo hiểm và dám chấp nhận rủi ro là một yêu cầu cần thiết đối với các chủ thể trong kinh tế thị trường. Các chủ thể kinh tế, cá nhân phải phân tích tình huống chính xác, đưa ra các quyết định hợp lý, phản ứng kịp thời trước những biến đổi của thị trường, dám mạo hiểm, đưa ra những quyết định không giống mọi người mới chớp được thời cơ, từ đó mới có thể chiến thắng trong cạnh tranh. Ông Adrian Yang, Giám đốc chi nhánh ngân hàng First National Bank Chicago ở Hồng Kông nói “Nếu bạn suy nghĩ quá lâu thì cơ hội sẽ tuột khỏi tay bạn”. Lec Iacocca, Tổng giám đốc công ty xe hơi khổng lồ hãng Ford nói “Giám đốc cần hành động trước khi có đầy đủ trong tay các dữ kiện. Nếu chờ đầy đủ các dữ kiện rồi mới hành động thì sẽ lỗi thời, vì sự biến đổi nhanh chóng là một thuộc tính vốn có của thị
trường”, ông cho rằng “Một quyết định đúng cũng thành sai nếu bạn đưa ra chậm” [83, tr.211]. Quyết đoán, quyết định nhanh chóng và chấp nhận mạo hiểm là yêu cầu cần thiết trong kinh tế thị trường, điều nảy sẽ hạn chế dần tâm lý cầu an, bằng lòng với cuộc sống nghèo hiện tại, không dám quyết định cái gì vì sợ rủi ro của tâm lý tiểu nông.
Trong nền kinh tế tiểu nông, tự cung tự cấp, người nông dân chỉ biết có bản thân mình, nhu cầu của bản thân vì vậy giới hạn suy nghĩ của họ trong mảnh ruộng, mảnh vườn. Trong sản xuất hàng hoá, người nông dân không chỉ biết có bản thân mình, họ phải biết nhìn rộng ra xã hội, biết quan tâm đến sản phẩm, thị trường… Họ sản xuất vài ba, thậm chí vài chục ha ruộng đất, trồng một loại cây hoặc chăn nuôi một loài vật, mục đích là để bán, vì vậy quá trình sản xuất phải tuân theo nhu cầu của xã hội, lợi thế của bản thân, tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan của sản xuất hàng hoá thể hiện trên thị trường. Điều đó đòi hỏi người sản xuất phải nắm bắt và tuân thủ các quy luật đó, phá bỏ tính chủ quan, tự do, tuỳ tiện, làm theo kinh nghiệm của người tiểu nông. Đồng thời nó hạn chế dần lối suy nghĩ thiển cận, không có tầm nhìn xa, trông rộng của người tiểu nông.
Với việc phát triển kinh tế thị trường, tâm lý coi thường pháp luật của tâm lý tiểu nông sẽ dần được hạn chế và xoá bỏ. Nền kinh tế ở nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý bằng pháp luật của Nhà nước. Pháp luật điều chỉnh mọi mối quan hệ kinh tế trên thị trường đảm bảo quyền bình đẳng của các chủ thể, sự cạnh tranh lành mạnh cũng như đặt ra giới hạn, những yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh phục vụ cho cộng đồng và mục tiêu chung (được sản xuất cái gì và không được sản xuất cái gì). Nền kinh tế này đỏi hỏi mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… đều tôn trọng, tuân thủ pháp luật, các hợp đồng, điều khoản kinh tế, nếu không muốn bị đặt ngoài vòng pháp luật và bị phá sản, dần hình thành lối sống “sống và làm việc theo pháp luật”, từ đó sẽ hạn chế dần tâm lý coi thường pháp luật.
Tuy nhiên, cơ sở vật chất, kỹ thuật của tâm lý tiểu nông chưa được xoá bỏ hoàn toàn ở nước ta. Sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, trình độ thủ công, phân tán
vẫn còn tồn tại. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn theo quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ, manh mún. Năm 2007, mặc dù đã bắt đầu giảm xuống nhưng cả nước có tới 10,46 triệu hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản. Đa số nông hộ sản xuất quy mô nhỏ, 73% hộ có dưới 0,5 ha đất nông nghiệp. Các hộ này chủ yếu sản xuất tự cung, tự cấp, số hàng hóa bán ra rất ít. Hơn nữa, ruộng đất lại manh mún nên hiệu quả canh tác không cao, có gần 60% hộ lâm nghiệp có dưới 3 ha, 51,3% hộ thủy sản có dưới 1 ha mặt nước, năm 2006 có 56% số hộ nuôi dưới 3 con lợn [187]. Trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, chúng ta đã dần xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, như Đảng ta khẳng định trong Hội nghị trung ương 5 khoá XII là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành, có nhiều đặc điểm của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vẫn còn có nhiều hạn chế. Chính vì vậy, để hạn chế những