TÂM LÝ TIỂU NÔNG ĐẾN THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
Thứ nhất, cơ sở kinh tế vật chất của tâm lý tiểu nông là nền kinh tế tiểu nông vẫn chưa xoá bỏ hoàn toàn ở nước ta là một trong những nguyên nhân khiến tâm lý tiểu nông vẫn còn tồn tại trong nhân dân và cán bộ cơ sở. Trong công cuộc đổi mới, chúng ta đã thực hiện khoán 100, khoán 10, chia quyền sử dụng ruộng đất của người nông dân, từ đó làm phân tán ruộng đất, những mảnh ruộng được chia nhỏ
cho các hộ gia đình mang tính bình quân đảm bảo có tốt có xấu, có xa có gần, do đó có 12 triệu hộ nông dân nhưng có trên 100 triệu mảnh ruộng, ở thời Pháp thuộc, cả nước chỉ có 15 triệu mảnh [185, tr.303-304]. Mặc dù quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta đã được đẩy mạnh và đạt được những kết quả đáng ghi nhận song ở nhiều địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, tự cung tự cấp vẫn tồn tại phổ biến, khả năng tiếp cận thị trường rất khó khăn. Ở nhiều nơi, công cụ sản xuất trong nông nghiệp vẫn là con trâu, cái cày, chưa thực hiện được cơ giới hoá trong sản xuất. Sản xuất nông nghiệp theo quy mô hộ gia đình vẫn còn phổ biến. Sản xuất quy mô lớn trong các hình thức liên doanh, liên kết trong mô hình cánh đồng lớn và theo các trang trại chưa nhiều.
Thứ hai, việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung của thực hiện dân chủ ở cơ sở, tác hại của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở còn hạn chế cũng làm tâm lý tiểu nông vẫn còn tồn tại trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Công tác tuyên truyền giáo dục không được quan tâm, chú ý đúng mức, người dân chưa nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân cũng như sự phát triển chung của cộng đồng, chưa nhận thức rõ quyền của mình, chưa chủ động, tự giác thực hiện quyền và dám đấu tranh để bảo vệ quyền, chưa nhận thức rõ tác hại của việc mắc những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông…do đó, chưa thể phát huy được tính tích cực, tự giác của người dân trong việc chủ động ngăn chặn, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Thời gian qua, một số địa phương chưa đầu tư nhiều cho công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát huy dân chủ cơ sở, nội dung tuyên truyền pháp luật còn hời hợt, không đến nơi đến chốn, dẫn đến người dân không hiểu biết pháp luật, thờ ơ với việc thực hiện pháp luật về dân chủ. Phương pháp tuyên truyền thì khô cứng, hình thức tổ chức còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa đi vào chiều sâu và thực chất, chạy theo phong trào, không thường xuyên.
Những hạn chế trong công tác tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân một phần xuất phát từ việc kinh phí dành cho công tác tuyên truyền, giáo dục ít hoặc không có. Kinh phí dành cho hoạt động triển khai Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn không được bố trí ngân sách riêng mà tính vào hoạt động chung của các cơ quan, đơn vị. Đây là một trở ngại lớn. Ở hầu hết địa phương, kinh phí chi cho hoạt động tuyên truyền về quy chế, pháp lệnh dân chủ được lấy từ kinh phí thường xuyên của địa phương khiến việc triển khai không đồng đều, tuỳ thuộc vào nhận thức của lãnh đạo xã. Xã nào lãnh đạo nhận thức rõ tầm quan trọng thì kinh phí đầy đủ, các hoạt động triển khai sâu rộng và hiệu quả hơn. Nhiều khi cán bộ lãnh đạo ở các xã cũng vì muốn tư lợi cá nhân nên không mặn mà với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, không tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí và các điều kiện khác cho công tác tuyên truyền. Một số cán bộ lãnh đạo ở cơ sở chưa nhận thấy sự cần thiết của việc thực hiện dân chủ ở xã, cho rằng đây là cơ hội để kẻ địch và các phần tử xấu lợi dụng phá hoại, đặc biệt là ở các vùng đồng bào tôn giáo, do vậy dân chủ trực tiếp là không cần thiết, chỉ gây phiền phức cho các cấp chính quyền, khó khăn cho cán bộ lãnh đạo trong công tác quản lý, điều hành tại cơ sở nên không tích cực triển khai pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, trong đó trước hết là công tác tuyên truyền pháp lệnh.
Một nguyên nhân nữa dẫn tới hiệu quả chưa cao trong công tác tuyên truyền, giáo dục là do năng lực của cán bộ cơ sở còn hạn chế. Bởi lẽ, người trực tiếp phổ biến, tuyên truyền về pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở chính là đội ngũ cán bộ cơ sở. Theo số liệu thống kê của bộ Tư pháp năm 2012, có 79,6% công chức Tư pháp - hộ tịch đạt tiêu chuẩn theo quy định; 84,2% công chức Tài chính - Kế toán; 80,6% công chức Văn phòng - Thống kê, 76,1% công chức Văn hoá - Xã hội; 82,7% công chức Địa chính - Xây dựng, 68,5% Trưởng công an và 91,3% Chỉ huy trưởng quân sự ở cấp xã có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên [23, tr.2] Như vậy, có nhiều cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn theo quy định, năng lực hạn chế. Bản thân cán bộ, công chức cấp xã còn chưa nắm vững hết các quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thì khó có thể tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nắm vững nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, tác
hại của việc mắc những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Theo khảo sát của tác giả Nguyễn Tiến Thành có 30 - 45% cán bộ cơ sở được khảo sát chưa nắm rõ nội dung, cấu trúc của pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn [170]. Thêm vào đó, việc tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở và đối tượng có liên quan để tổ chức thực hiện pháp lệnh dân chủ chưa có cơ sở pháp lý, chưa trở thành yêu cầu bắt buộc nên được chú trọng và thiếu nguồn đầu tư, dẫn tới hiệu quả tuyên truyền bị hạn chế. Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn là cơ sở quan trọng cho thực hiện dân chủ ở cơ sở cũng chưa đề cập đến việc nâng cao nhận thức, tập huấn các chuyên đề pháp luật hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ thực thi pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở, trưởng thôn, trưởng tổ dân phố - những chủ thể đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện có hiệu quả pháp lệnh. Kết quả về công tác tuyên truyền pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, theo Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc năm 2011 có 63% số người cho rằng thông tin về quy chế dân chủ đến với người dân còn chậm [70, tr.121]. Theo khảo sát của tác giả Nguyễn Văn Hiển năm 2014 có 64,6% số người cho rằng chính quyền cấp xã đã thực hiện tốt việc tuyên truyền pháp luật về dân chủ trong thời gian qua, 29,7% cho rằng tuyên truyền mới chỉ ở mức độ trung bình và 4,5% cho rằng ở mức độ chưa tốt [70, tr.109].
Giáo dục gia đình chậm được đổi mới, làm cho tâm lý tiểu nông chưa thể xoá bỏ hoàn toàn. Hiện nay, có nhiều gia đình mặc dù điều kiện kinh tế khá giả hơn nhưng do tác động của kinh tế thị trường, mải mê làm ăn nên khoán trắng việc giáo dục cho các thiết chế ngoài gia đình, buông lỏng sự quản lý, con cái nuông chiều quá mức dẫn tới con cái thụ động, ỷ lại, không có ý thức tuân thủ kỷ cương, kỷ luật làm củng cố thêm những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông. Có những gia đình vẫn duy trì phương pháp giáo dục của gia đình truyền thống, dùng quyền uy mệnh lệnh, chỉ nhằm con cái vâng lời cha mẹ, vì vậy dẫn tới việc thiếu tôn trọng nhân cách cá nhân độc lập của con cái, con cái cũng thụ động, không có chính kiến riêng, cũng củng cố biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông. Bản thân nhiều cha mẹ cũng mắc tâm lý tiểu nông, cộng thêm tác động tiêu cực của kinh tế thị trường… chỉ chạy
theo lợi ích vật chất của cá nhân, gia đình, thậm chí làm ăn phi pháp, chà đạp lên pháp luật, không tự giác vươn lên, là tấm gương tốt cho con cái. Sự thiếu hoàn thiện nhân cách của cha mẹ, là tấm gương xấu cho con cái họ, cũng làm cho con cái họ mắc tâm lý tiểu nông.
Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được vai trò của hương ước trong quản lý xã hội, đặc biệt ở nông thôn trên địa bàn cơ sở thôn, làng. Phong trào xây dựng quy ước mới phát triển khá rầm rộ, làng nào, thôn nào cũng có quy ước riêng nhưng nhiều khi na ná nhau, nhiều tập tục lạc hậu trong hương ước cũ chứa đựng những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông không được xoá bỏ mà vẫn tiếp tục duy trì trong quy ước mới cũng làm cho những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông vẫn được củng cố trong nhân dân. Ví dụ như nhiều quy ước có những quy định trái pháp luật của nhà nước hoặc củng cố tâm lý địa phương, cục bộ…
Trong thời gian qua, các cấp chính quyền cũng không chú ý đúng mức đến khen thưởng những tấm gương tốt trong nhân dân về thực hiện dân chủ ở cơ sở cũng như kỷ luật nghiêm minh những kẻ lợi dụng dân chủ, không tuân thủ đúng các quy định pháp luật về dân chủ để thực hiện ý đồ riêng. Việc khen thưởng, kỷ luật không kịp thời, đúng người, đúng việc, làm cho những người dân tham gia tích cực cũng như người không tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở cũng không khác nhau. Nhiều khi người tích cực thực hiện pháp luật dân chủ ở xã, tố cáo những hành vi tiêu cực, tham nhũng lại bị trù dập, thua thiệt. Từ đó, không tạo ra được động lực để khuyến khích nhằm phổ biến, nhân rộng những nhân tố tích cực, hành động thực hiện nghiêm túc, đầy đủ dân chủ ở cơ sở, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện cũng như chưa ngăn chặn, sửa chữa, xử lý kịp thời những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trong nhân dân.
Thứ ba, hệ thống pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn chưa hoàn thiện dẫn tới tạo điều kiện cho tâm lý tiêu nông có điều kiện bộc lộ.
Từ quy chế dân chủ ở cơ sở năm 1998 đến Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 là một bước tiến lớn trong quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn gồm 6 chương, 28 điều là văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất từ trước đến nay điều chỉnh toàn diện về thực hiện dân chủ ở cơ sở, trong đó quy định những vấn đề cơ bản như nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cấp xã, trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã, các hành vi bị nghiêm cấm, các nội dung công khai để nhân dân biết và hình thức công khai, những nội dung nhân dân trực tiếp quyết định, những nội dung nhân dân biểu quyết để cơ quan có thẩm quyền quyết định, những nội dung nhân dân kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên, trong pháp lệnh này vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, sơ hở dẫn tới chưa thể ngăn chặn triệt để những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Một số quy định trong pháp lệnh chưa quy định đầy đủ, chặt chẽ dẫn tới là cơ hội có ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện pháp lệnh bộc lộ. Ví dụ như trong pháp lệnh, việc quy định về các nội dung cần công khai cho nhân dân chỉ quy định về nội dung, hình thức công khai mà thiếu vắng các quy định đảm bảo tính minh bạch trong việc công khai của chính quyền cấp xã. Chính bất cập này trong pháp lệnh làm cho những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trong đội ngũ cán bộ cơ sở không được ngăn chặn kịp thời, tạo điều kiện cho việc thực hiện tâm lý tư lợi, vun vén cá nhân hoặc tâm lý coi thường, pháp luật, đó là cán bộ thực hiện một cách chiếu lệ, hình thức, người dân khó tiếp cận được thông tin. Hoặc trong pháp lệnh, quy định về quyền của người dân rất nhiều nhưng còn hình thức, thiếu cơ chế đảm bảo quyền, dẫn tới cán bộ cơ sở có thể lộng quyền, lạm quyền, có thể dễ dàng có những hành vi thực hiện dân chủ ở cơ sở chứa đựng những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông. Ví dụ như Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng đang hoạt động tương đối hình thức, hiệu quả không cao, không thể ngăn chặn được những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở như tham nhũng để tư lợi cá nhân hay thiếu tôn trọng pháp luật, không thực hiện đầy đủ. Nguyên nhân là những thiết chế trên không đủ cơ sở và điều kiện để hoạt động hiệu quả. Mặc dù các ban này giám
sát hoạt động của chính quyền cơ sở, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhưng lại phụ thuộc vào chính quyền cơ sở về ngân sách, kinh phí, nghĩa là thực tế người bị giám sát lại có quyền quyết định điều kiện hoạt động của người giám sát, các quy định về thẩm quyền còn hình thức, thiếu cơ sở pháp lý để thực hiện, khi phát hiện dấu hiệu vi phạm thì Thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị xử lý còn việc xử lý đến đâu, như thế nào thì pháp luật không quy định… Do đó, thực chất quyền giám sát của nhân dân trên thực tế còn rất hạn chế. Khi quyền giám sát còn hạn chế thì không có cơ chế hữu hiệu để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông ở đội ngũ cán bộ cơ sở trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn cũng còn thiếu các quy định để đảm bảo tính trách nhiệm cao của cán bộ cơ sở trong tuân thủ pháp lệnh hoặc quy định về quyền dân chủ của người dân chưa đủ mạnh để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ví dụ, trong pháp lệnh chưa quy định thẩm quyền, chức năng của các cơ quan cao hơn trong việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc chính quyền cấp xã triển khai việc thực hiện dân chủ ở cơ sở như thế nào, có đúng pháp luật hay không. Pháp luật chưa đề cập đến giám sát độc lập việc thực hiện dân chủ ở cơ sở bởi các tổ chức dân sự khác ngoài mặt trận. Pháp lệnh không đề cập đến tính chịu trách nhiệm của các chủ thể cụ thể liên quan đến hệ quả của việc tuân thủ hay không tuân thủ pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, chưa quy định các biện pháp cụ thể có thể áp dụng để xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến công tác thực hiện dân chủ ở cấp xã. Điều này dẫn tới