Đổi mới, tăng cường nội dung của công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân

Một phần của tài liệu LA HA THI THUY DUONG (Trang 129 - 131)

ảnh hưởng tiêu cực trong thực hiện dân chủ ở cơ sở cần chú ý một số nội dung sau

4.2.1. Đổi mới, tăng cường nội dung của công tác tuyên truyền, giáo dụctrong nhân dân trong nhân dân

Thứ nhất, tuyên truyền về pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về dân chủ cơ sở nhằm cung cấp, trang bị cho mỗi người dân những kiến thức, hiểu biết pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, bao gồm quyền dân chủ của dân, trách nhiệm của chính quyền, cán bộ công chức cấp xã, cán bộ thôn, tổ dân phố, cơ quan tổ chức cá nhân có liên quan trong thực hiện dân chủ cơ sở. Tuyên truyền cho nhân dân không chỉ tuyên truyền nội dung của pháp lệnh, giúp họ nhận thức được những quyền của mình mà để người dân chủ động, tích cực thực hiện các quyền đó thì phải tuyên truyền giúp cho nhân dân hiểu rõ bản chất, tầm quan trọng của việc thực hành và phát huy dân chủ ở cấp xã. Việc tuyên truyền pháp luật về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở sẽ hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở bởi lẽ nếu thực hiện đúng các quy định của pháp luật sẽ góp phần hình thành,

củng cố tâm lý tôn trọng luật pháp, trọng lý trong cán bộ và nhân dân. Khi nhân dân hiểu đúng quyền và trách nhiệm của mình, thực hiện tốt các quy định này, sẽ ngăn cản tâm lý họ hàng, ví dụ như bầu trưởng thôn trên cơ sở tiêu chuẩn, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, sự tín nhiệm về năng lực, phẩm chất chứ không phải tiêu chí cùng dòng họ. Nhân dân hiểu được quyền của mình và tầm quan trọng của việc thực hiện quyền đó và chủ động, tích cực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quyền dân chủ này sẽ giúp hạn chế tâm lý thụ động, ỷ lại tập thể, thiếu trách nhiệm cá nhân trong nhân dân…

Thứ hai, tuyên truyền về những tác hại của tâm lý tiểu nông đối với sự phát triển của đất nước nói chung, thực hiện dân chủ ở cơ sở nói riêng.

Tâm lý tiểu nông đã ăn sâu bén rễ vào suy nghĩ của mỗi người thông qua những thói quen, phong tục, tập quán hàng ngày, cho nên nhiều khi nhân dân không biết đó là xấu, lạc hậu, lỗi thời cần phải xoá bỏ, như Hồ Chí Minh từng khẳng định “Thói quen rất khó đổi. Cái tốt mà lạ, người ta có thể cho là xấu. Cái xấu mà quen người ta cho là thường” [113, tr.107]. Do đó, cần phải tuyên truyền, giáo dục để nhân dân thấy được những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông, tác hại của nó đối với sự phát triển của cá nhân, cộng đồng, trong đó có thực hiện dân chủ ở cơ sở, để họ chủ động loại bỏ dần. Ví dụ như tuyên truyền cho nhân dân thấy được nếu họ có tâm lý họ hàng trong bầu trưởng thôn thì dẫn tới lựa chọn người không đủ năng lực, phẩm chất, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cộng đồng, thôn, bản, từ đó cũng ảnh hưởng tới lợi ích của mỗi người. Tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân thấy rằng nếu họ không tích cực, chủ động thực hiện đầy đủ các quyền mà pháp luật trao cho, chỉ thực hiện quyền được biết, quyền tham gia ý kiến, quyền biểu quyết, quyết định, quyền kiểm tra, giám sát ở những nội dung liên quan trực tiếp đến lợi ích cá nhân thì cán bộ cơ sở sẽ nhũng lạm ở những nội dung không liên quan trực tiếp, nhưng những vấn đề này cũng sẽ tác động trở lại đối với việc đảm bảo lợi ích lâu dài của họ…

Thứ ba, tuyên truyền về ý thức làm chủ, tâm lý của người sản xuất hàng hoá, tâm lý của xã hội công nghiệp, hiện đại.

Xây luôn luôn đi liền với chống. Muốn xây phải chống và muốn chống cái cũ cũng phải từng bước xây dựng cái mới để thay thế dần cái cũ. Việc giáo dục để làm thay đổi tâm lý tiểu nông sẽ có hiệu quả hơn khi có những biện pháp xây dựng và hình thành tâm lý mới, tâm lý của người sản xuất hàng hóa, tâm lý của người có tác phong công nghiệp. Phải làm thế nào để những thói quen và truyền thống tốt từng bước xoá bỏ dần và tiến tới thay thế hoàn toàn những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông. Ví dụ như khi người dân có ý thức làm chủ, có trách nhiệm cá nhân đối với công việc chung họ sẽ hạn chế dần tâm lý thụ động, chỉ quan tâm lo lợi ích cá nhân khi thực hiện dân chủ ở cơ sở. Khi hình thành được ở người dân thái độ tôn trọng kỷ cương, kỷ luật, pháp luật sẽ hạn chế được tâm lý trọng lệ hơn luật, vô nguyên tắc, thiếu kỷ luật ở họ. Hay khi xây dựng được ở người dân tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi để phát triển sẽ hạn chế dần tâm lý bảo thủ, làm theo kinh nghiệm ở họ. Vì vậy tuyên truyền về tính lạc hậu trong tâm lý tiểu nông và những tác hại của nó đối với sự phát triển nói chung, thực hiện dân chủ ở cơ sở nói riêng cũng phải gắn với việc tuyên truyền về những chuẩn mực trong tâm lý, suy nghĩ của con người mới hiện đại và lợi ích của việc thực hiện các chuẩn mực mới này.

Một phần của tài liệu LA HA THI THUY DUONG (Trang 129 - 131)