Thực trạng trình độ ngoại ngữ, tin học văn phòng và lý luận chính trị

Một phần của tài liệu LV. VŨ HỮU ĐỨC (Trang 53 - 55)

Đây là các kỹ năng cần thiết, đặc biệt là trình độ tin học, bởi lẽ nó được dùng thường xuyên đối với đội ngũ tư vấn, thiết kế, kỹ sư xây dựng. Kỹ năng về tin học không chỉ cần mà còn đòi hỏi phải có trình độ cao khi mà vẽ thiết kế các công trình tham gia vào các lần đấu thầu. Việc dự thầu thắng hay thua phụ thuộc khá nhiều vào các bản vè thiết kế tổng thể, thiết kết chi tiết, phối cảnh… để thuyết phục Hội đồng.

Về trình độ ngoại ngữ tiếng Anh và tin học văn phòng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc thường ngày. Tiếng Anh và tin học văn phòng là hai yếu tố cần thiết đối với đội ngũ nhân viên trong các phòng ban chức năng, đây cũng là những kỹ năng không thể thiếu đối với đội ngũ kỹ sư và bộ phận đối ngoại khi phải làm việc với các đối tác người nước ngoài.

Mặt khác, trình độ lý luận chính trị đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, trưởng phó phòng ban là cấp bách trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội luôn biến đổi. Kỹ năng quản lý, lãnh đạo đóng vai trò quan trọng đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý. Trong khi kỹ năng làm việc nhóm lại có vai trò quan trọng với nhóm cán bộ kỹ thuật và nhân viên văn phòng.

Bản 2.6 Trìn độ n oại n ữ, tin ọ văn p òn và lý luận ín trị

Đơn vị: Người; Tỷ lệ : %

TT 2017 2018 2019 2017- 2019

Trìn độ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ lệ

lượng lệ lượng lệ lượng lệ lượng 1 Ngoại ngữ trình độ A trở 65 18,9 79 19,6 84 21,1 228 19,2 lên 2 Tin học văn 188 54,7 223 55,3 252 56,9 663 55,7 phòng 2.1 Có chứng chỉ 139 40,4 177 43,9 214 48,4 530 44,5 2.2 Không có 49 14,3 46 11,4 38 8,6 133 11,2 chững chỉ 3 Trình độ lý 19 6,5 37 9,2 53 12,0 109 9,2 luận chính trị 3.1 Sơ cấp 16 4,7 25 6,2 33 8,1 74 6,2 3.2 Trung cấp 3 0,9 12 3,0 20 3,9 35 3,0

4 Chưa qua đào 72 20,9 65 16,1 53 12,0 190 15,9 tạo

Tổn 344 100 404 100 442 100 1.190 100

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính

Số lao động có trình độ ngoại ngữ trình độ A trở lên có xu hướng tăng lên về mặt số lượng và tỷ trọng, từ 65 người năm 2017, tăng lên 79 người năm 2018 và lên tới 84 người vào năm 2019, Tương ứng tăng từ 18,9 % vào năm 2017 lên 19,6 % vào năm 2018 và đạt tới 21,1 % vào năm 2019, bình quân trong 3 năm đạt 19,2 % (Bảng 2.6)

Số lao động có chứng chỉ tin học văn phòng chiếm tỷ trọng khá lớn và có xu hướng tăng lên cả về mặt số lượng và tỷ trọng, từ 188 người năm 2017, tăng lên 223 người năm 2018 và lên 252 người vào năm 2019, tương ứng tăng từ 54,7 % vào

năm 2017 lên 55,3 % vào năm 2018 và tiếp tục tăng lên 56,9 % vào năm 2019, bình quân trong 3 năm đạt 55,7 % (Bảng 2.6). Đây có thể xem là một lợi thế của công ty trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Số lao động có trình độ lý luận chính trị cả sơ cấp và trung cấp có xu hướng tăng dần qua 3 năm, từ 19 người năm 2017 lên 37 người vào năm 2018 và đến năm 2019 có tổng cộng 53 người, trong số đó có 20 người có trình độ lý luận trung cấp (Bảng 2.6).

Số lao động chưa qua đào tạo chủ yếu là đội ngũ công nhân lao động trực tiếp tại các dự án xây dựng ở các địa phương, công nhân và nhân viên bảo vệ công trình, lái xe. Về số lượng có xu hướng giảm dần từ 20,9 % vào năm 2017, giảm xuống còn 12,0 % vào năm 2019.

Theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị Công ty, trong giai đoạn 2017 – 2019 công ty đã tăng cường liên kết, liên doanh với một số đối tác. Như vậy, khi chiến lược kinh doanh thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi về chất lượng cán bộ, nhân viên cho phù hợp với vị trí công tác, đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn, trình độ học vấn cũng cao hơn đối với từng bộ phận trực thuộc. Việc đặt ra yêu cầu cao hơn đối với từng vị trí công tác cũng đồng nghĩa với việc chất lượng CBNV chức phải phấn đấu cao hơn.

Một phần của tài liệu LV. VŨ HỮU ĐỨC (Trang 53 - 55)