Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh

Một phần của tài liệu LV. VŨ HỮU ĐỨC (Trang 108 - 110)

1. Ý tứ tuân tủ nội quy, quyế 150

3.2.7.Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh

Văn hóa doanh nghiệp lành mạnh sẽ giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài và củng cố lòng trung thành của nhân viên bởi họ thấy hứng thú trong công việc, cảm nhận được bầu không khí thân thuộc trong doanh nghiệp và có khả năng tự khẳng định mình để thăng tiến. Văn hóa doanh nghiệp còn khích lệ quá trình đổi mới và phát huy tính năng động sáng tạo của nhân viên.

Trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải nhận thức chính xác đặc trưng văn hóa riêng của công ty, tránh trùng lặp với công ty khác đặc biệt là các

công ty cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh và nhấn mạnh vào nét riêng.

Nội dung của chương trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải nêu được quan điểm về giá trị cốt lõi và niềm tin, nhấn mạnh về quan niệm giá trị của công ty, đưa ra các nguyên tắc chuẩn về ý thức, phương hướng chung và hành vi thường ngày cho toàn bộ người lao động trong công ty.

Tạo ra thói quen về văn hóa doanh nghiệp cho CBNV bằng cách: đào tạo, giới thiệu để nhân viên mới làm quen với văn hóa doanh nghiệp, tích cực tuyên truyền văn hóa doanh nghiệp thông qua những điều đơn giản hàng ngày như: treo logo. Slogan, bảng nội quy ở những nơi dễ thấy trong công ty, tuyên truyền qua các buổi hội thảo, cuộc họp, các hoạt động tập thể…để tạo thành thói quen cho nhân viên.

Tạo ra cơ chế nội bộ bảo vệ những người dám nói, dám đấu tranh phê bình thẳng thắn, tích cực tự phê bình và phê bình những hành động có tác động tiêu cực đến văn hóa doanh nghiệp.

Xây dựng các tiêu chí cụ thể đánh giá việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp để đem hiệu quả cao hơn. Có các cơ chế cụ thể và khen thưởng, kỉ luật đối với các cá nhân và đơn vị trong quá trình thực hiện văn hóa doanh nghiệp.

Xây dựng mô hình văn hoá Công ty tích cực: phải hướng tới con người (vì lợi ích của nhân viên và của khách hàng) và phù hợp với xây dựng bên trong và bên ngoài Công ty. Đồng thời cần nâng cao ý thức về văn hóa doanh nghiệp cho các thành viên trong các quá trình: tuyển chọn, hòa nhập, huấn luyện, đánh giá và thưởng phạt, tạo dựng những giá trị chung, xây dựng những hình tượng điển hình trong Công ty. Cuối cùng, Công ty cũng cần tăng cường đầu tư vật chất cho công tác xây dựng văn hóa Công ty: chế độ lương thưởng, trang thiết bị làm việc, những nghi thức trong doanh nghiệp,…

Xây dựng văn hóa Công ty lành mạnh, tích cực tạo ra những dấu ấn đặc trưng cho Công ty, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua ý thức trách nhiệm của người lao động đối với Công ty.

Cần quan tâm, chú trọng đến các mối quan hệ trong Công ty giữa cấp trên – cấp dưới và giữa các cấp dưới với nhau, xây dựng bầu không khí làm việc hài hòa, thân thiện, lành mạnh, đoàn kết… tạo nên tâm lý thoải mái, hứng khởi để người lao động yên tâm làm việc hết mình.

Nội dung của chương trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải nêu được quan điểm về giá trị và niềm tin, nhấn mạnh quan niệm về giá trị của công ty, đưa ra các nguyên tắc chuẩn về ý thức, phương hướng chung và hành vi thường ngày đối với mọi người lao động trong Công ty.

Tạo ra thói quen về văn hóa doanh nghiệp cho CBNV bằng cách: đào tạo, giới thiệu để nhân viên mới làm quen với văn hóa doanh nghiệp, tích cực tuyên truyền văn hóa doanh nghiệp thông qua những điều đơn giản hàng ngày (như: treo logo, slogan, bảng nội quy ở những nơi dễ thấy trong Công ty, tuyên truyền qua các cuộc nói chuyện, trao đổi,…), tuyên truyền qua các buổi hội thảo, cuộc họp, các hoạt động tập thể,… để tạo thành thói quen cho nhân viên cũ.

Tạo ra cơ chế nội bộ bảo vệ những người dám nói, dám đấu tranh phê bình thẳng thắn, tích cực tự phê bình và phê bình những hành động có tác động tiêu cực đến văn hóa doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LV. VŨ HỮU ĐỨC (Trang 108 - 110)