nhập (Biểu số 8.2a, 8.2b, 8.2c)
1. Mục đích:
a) Biểu số 8.2a: Báo cáo Ước lao động thu nhập: Phản ánh số liệu ước lao động và thu nhập của đơn vị theo ngành nghề kinh doanh tại thời điểm trước kỳ báo cáo.
b) Biểu số 8.2b: Báo cáo lao động thu nhập (theo ngành kinh doanh): Phản ánh tình hình thực hiện lao động và thu nhập của đơn vị theo ngành nghề kinh doanh theo quy định của cơ QLNN.
c) Biểu số 8.2c: Báo cáo lao động thu nhập (theo đơn vị): Phản ánh tình hình thực hiện lao động và thu nhập của các đơn vị con trong đơn vị .
2. Phương pháp tính và cách ghi:
a) Báo cáo ước Lao động - Thu nhập (Biểu số 8.2a)
Số liệu của báo cáo ước 6 tháng đầu năm bao gồm số chính thức của 5 tháng đầu năm cộng với số ước tháng 6 (hoặc số liệu chính thức của 4 tháng đầu năm cộng với số ước của tháng 5, tháng 6); Số liệu của báo cáo ước năm bao gồm số chính thức của 10 tháng cộng với số ước tháng 11, tháng 12 (hoặc số liệu chính thức của 9 tháng đầu năm cộng với số ước của tháng 10, tháng 11 và tháng 12).
* Mục 1. Lao động
Lao động của đơn vị trong biểu báo cáo là tổng số lao động mà đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương trong kỳ báo cáo. Những lao động sau đây không tính vào lao động của đơn vị:
- Lao động gia đình làm gia công cho đơn vị;
- Học sinh của các trường đào tạo, dạy nghề gửi đến thực tập mà đơn vị không phải trả lương và sinh hoạt phí;
- Phạm nhân của các trại gửi đến lao động cải tạo;
- Lao động của các đơn vị liên doanh gửi đến nhưng đơn vị không quản lý và không trả lương;
- Những người làm công tác chuyên trách Đảng, đoàn thể do quỹ Đảng, đoàn thể trả lương.
Cột A:
1.1 Tổng số lao động thời điểm: Tổng số lao động của tất cả các ngành SXKD của đơn vị tại thời điểm báo cáo. Trong đó, ghi riêng số lao động được đóng bảo hiểm và số lao động hợp đồng từ 6 tháng trở xuống.
Tổng số lao động chia theo ngành SXKD: Ghi đầy đủ tên của các ngành SXKD chính và các ngành SXKD theo quy định của EVN. Tổng số lao động của ngành SXKD chính và các ngành SXKD khác bằng tổng số lao động toàn doanh nghiệp. Những lao động làm công tác quản lý, nghiệp vụ chung nếu không chia tách được theo các ngành SXKD thì quy định tính chung vào ngành SXKD chính.
Cột B: Mã số là mã ngành KTQD cho các ngành SXKD tương ứng đã được ghi ở cột A.
Cột 1 và 2: Ghi số lao động của đơn vị ở thời điểm đầu kỳ báo cáo. Cột 1 ghi tổng số; cột 2 trong đó lao động nữ.
Cột 3 và 4: Ghi số lao động của đơn vị ở thời điểm cuối kỳ báo cáo. Cột 3 ghi tổng số; cột 4 trong đó lao động nữ.
1.2. Số lao động được tuyển mới trong kỳ: Số lao động do đơn vị tuyển mới trong kỳ báo cáo (kể cả có hợp đồng và không có hợp đồng). Ghi tổng số lao động được tuyển mới trong kỳ vào cột 3, trong đó nữ vào cột 4.
1.3. Số lao động giảm trong kỳ: Số lao động trong danh sách quản lý và trả lương trong kỳ báo cáo của đơn vị thực tế giảm dưới các hình thức như: Nghỉ
hưu, cho nghỉ việc do kết thúc hợp đồng, sa thải,… Ghi tổng số lao động giảm trong 6 tháng vào cột 3, trong đó nữ vào cột 4.
1.4. Lao động không có nhu cầu sử dụng có đến cuối kỳ: Ghi số lao động không có nhu cầu sử dụng có đến cuối kỳ báo cáo nhưng đơn vị chưa giải quyết được.
* Mục 2. Thu nhập của người lao động và đóng góp của chủ doanh nghiệp tới BHXH, Y tế, thất nghiệp, kinh phí công đoàn
Cột A: Thu nhập của người lao động gồm:
- Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất như lương: Gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền thưởng trong lương, tiền thưởng an toàn điện; Các khoản phụ cấp và thu nhập khác của người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, vào giá thành sản phẩm như phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đi lại, ăn giữa ca (trường hợp thuê dịch vụ ăn uống bên ngoài không tính vào yếu tố này), trợ cấp thuê nhà và các khoản phụ cấp thường xuyên, không thường xuyên khác cho người lao động. Bao gồm các hình thức trả bằng tiền, bằng hiện vật như: thực phẩm, đồ uống, nhiên liệu, quần áo (trừ quần áo bảo hộ lao động).
Đối với các đơn vị áp dụng chế độ lương khoán gọn một khối lượng công việc cho một nhóm hoặc tổ lao động mà trong đó không phân biệt được cụ thể tiền lương và các chi phí vật chất, dịch vụ khác.
Ví dụ: Khoán gọn sửa chữa một xe ô tô, một tổ máy... Trong đó người nhận khoán phải chịu toàn bộ chi phí về sửa chữa (tiền lương và các chi phí về nguyên vật liệu và phụ tùng...)
Trường hợp này việc trích tiền lương quy ước như sau:
Tiền lương = Tiền khoán - Các khoản chi phí khác (Tiền lương + Chi phí khác) không có tính chất lương
Các khoản chi phí không có tính chất lương gồm chi phí nguyên vật liệu, phụ tùng, khấu hao máy móc, công cụ dụng cụ... Tính các khoản chi phí này, căn cứ vào định mức của đơn vị khi giao khoán.
- Bảo hiểm xã hội trả thay lương: Khoản BHXH chi trả cho người lao động của đơn vị trong thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, con ốm,…
- Các khoản thu nhập khác không tính vào chi phí SXKD: Các khoản chi trực tiếp cho người lao động nhưng không hạch toán vào chi phí sản xuất mà nguồn chi lấy từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, lợi nhuận của đơn vị hoặc từ các dịch vụ khác.
Số liệu các khoản trên lấy theo số phát sinh mà đơn vị phải thanh toán cho người lao động trong kỳ, cho dù khoản đó đã được thanh toán hay còn nợ người lao động.
- Chú ý:
+ Một số chi phí liên quan trực tiếp đến người lao động nhưng không được tính là thu nhập của người lao động, đó là, chi phí về quần áo BHLĐ, đào tạo, tuyển mộ, chi phí vui chơi giải trí, tham quan, du lịch, chi phí cho ô tô đưa đón công nhân hàng ngày,...
+ Các khoản đơn vị trả cho người lao động bằng hiện vật được tính theo giá mà sổ sách kế toán đã thực hiện.
* Đóng góp của chủ doanh nghiệp tới BHXH, Y tế, thất nghiệp, kinh phí công đoàn: Là những khoản mà đơn vị trích nộp cho hệ thống BHXH; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho người lao động.
Cột 1: Ghi số phát sinh trong kỳ mà đơn vị phải thanh toán cho người lao động hoặc phải đóng vào BHXH, Y tế, kinh phí công đoàn.
Ghi chú: Nếu đơn vị nào không đóng góp các quỹ và kinh phí trên thì bỏ trống mục này.
b) Báo cáo Lao động - Thu nhập (theo ngành kinh tế) (Biểu số 8.2b): Lao động, thu nhập của người lao động: Phương pháp, cách ghi tương tự như báo cáo ước thực hiện, nhưng số liệu trong báo cáo là số chính thức của 6 tháng đầu năm hoặc cả năm.
Một số chỉ tiêu khác với báo cáo ước Lao động - Thu nhập:
- Cột 2: Lao động bình quân là số lao động trung bình trong kỳ báo cáo (6 tháng, năm), được tính trên cơ sở số liệu bình quân các tháng, số liệu bình quân tháng tính trên cơ sở số lao động tại ba thời điểm trong tháng. Cụ thể:
+ Lao động bình quân tháng: Lao động bình quân tháng = n ∑ Lđi i=1 n
Trong đó: Lđi: Số lao động của ngày thứ i trong tháng; n: Số ngày theo lịch của tháng
+ Lao động bình quân 6 tháng:
Lao động bình quân 6 tháng
=
Tổng số lao động bình quân của 6 tháng
6
+ Lao động bình quân năm:
Lao động bình quân
năm
=
Tổng số lao động bình quân của 6 tháng
12
Chú ý: Đối với đơn vị hoạt động không đủ 6 tháng hoặc 12 tháng thì chỉ cộng số lao động bình quân của các tháng có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng bình quân 6 tháng vẫn phải chia cho 6 và bình quân năm vẫn phải chia cho 12.
- Cột 4: Ghi số công nhân của đơn vị có mặt tại thời điểm cuối kỳ báo cáo của đơn vị.
- Cột 5: Ghi số lao động hợp đồng bình quân trong kỳ báo cáo, gồm: + Hợp đồng có thời hạn dưới 1 năm;
+ Hợp đồng theo thời vụ; + Hợp đồng theo vụ việc.
- Từ cột 6 đến cột 9 ghi số thu nhập của người lao động. Số liệu ghi ở các cột này là số phải thanh toán cho người lao động được tính trên cơ sở số phát sinh trong kỳ báo cáo chứ không phải số thực tế đã thanh toán.
Cột 6: Ghi tổng số thu nhập của người lao động. Cột 6 = Cột 7 + cột 8 + cột 9
Cột 10: Ghi thu nhập bình quân một người/tháng được tính như sau: + Nếu là báo cáo 6 tháng = Cột 6 : Cột 2 : 6
+ Nếu là báo cáo năm = Cột 6 : Cột 2 : 12
+ Nếu là báo cáo 6 tháng = Cột 7: Cột 2 : 6 + Nếu là báo cáo năm = Cột 7: Cột 2 : 12
c) Báo cáo Lao động - Thu nhập (theo đơn vị quản lý) (Biểu số 8.2c) Phương pháp tính và cách ghi tương tự như báo cáo ước Lao động - Thu nhập và báo cáo Lao động - Thu nhập theo ngành kinh tế.
III.Phương pháp tổng hợp và ghi biểu Báo cáo cơ cấu lao động (Biểu số 8.3)
1. Mục đích: Phản ánh cơ cấu lao động của đơn vị theo chức danh quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của người lao động theo năm báo cáo.
2. Phương pháp tính và cách ghi: a) Cách ghi cột
- Cột A: Ghi số thứ tự;
- Cột B: Ghi danh mục các chức danh đơn vị quản lý; - Cột C: Mã số các chức danh ghi tại cột B;
- Cột 1: Tổng số lao động có mặt đến ngày 31/12/năm báo cáo; - Cột 2: Tổng số Đảng viên đến ngày 31/12/năm báo cáo; - Cột 3: Số lao động nữ đến 31/12/năm báo cáo;
- Cột 4: Số lao động là người nước ngoài đến 31/12/năm báo cáo; - Cột 5: Số lao động là người dân tộc ít người đến 31/12/năm báo cáo; - Từ cột 6 đến cột 10: Số lao động phân theo từng độ tuổi;
- Từ cột 11 đến cột 23: Số lao động hiện có phân theo trình độ đào tạo; - Cột 24 đến cột 27: Số lao động đã qua đào tạo lý luận chính trị. b) Cách ghi hàng
* Nhóm hàng I - Lao động quản lý đơn vị cấp 2 (hoặc tương đương với đơn vị cấp 2): Lao động giữ chức danh quản lý ở các đơn vị, bao gồm: Cơ quan Công đoàn EVN, các đơn vị trực thuộc EVN, các công ty con của EVN mà không có đơn vị trực thuộc, các Cơ quan Tổng công ty/Công ty con của EVN mà có đơn vị trực thuộc.
- Hàng 2 thuộc nhóm hàng I - Ban Tổng giám đốc/Giám đốc (tương đương):
+ Đối với các Tổng công ty là Ban Tổng giám đốc, gồm: Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc;
+ Đối với các Công ty là Ban Giám đốc, gồm: Giám đốc, các Phó giám đốc;
+ Đối với các trường là Ban Giám hiệu, gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng;
+ Đối với các Trung tâm phụ trợ trực thuộc EVN là Ban Giám đốc, gồm: Giám đốc Trung tâm, các Phó giám đốc Trung tâm;
+ Đối với các Ban QLDA trực thuộc EVN, gồm: Giám đốc Ban, các Phó giám đốc Ban QLDA.
- Hàng 4, hàng 5 nhóm hàng I: Các chức danh quản lý tương đương Trưởng Ban/phòng , Phó trưởng ban/phòng trong đơn vị cấp 2 (như đã nêu ở trên).
* Nhóm hàng II - Lao động quản lý đơn vị cấp 3: Lao động giữ chức danh quản lý ở các đơn vị con của đơn vị cấp 2 (nhóm hàng I).