Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 137 - 141)

của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân

Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân được xem là bước ngoặt quan trọng cả trên phương diện nhận

thức và thực tiễn xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong thời gian tới, việc đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, trong sạch, vững mạnh sẽ là một trong những giải pháp vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược để tiếp tục đổi mới tư duy, phát triển nhận thức về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần chú ý nhận thức và giải quyết có hiệu quả một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Hoàn thiện cơ chế giám sát, đánh giá đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Nâng cao chất lượng lập pháp của Quốc hội để xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, ổn định, tiên tiến và khả thi. Cần có những cơ chế, hình thức thích hợp để thu hút nhân dân tham gia lập pháp nhằm bảo đảm pháp luật của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Thứ hai, thể chế hóa đường lối, chủ trương thực hành dân chủ thành Hiến pháp và pháp luật [40, tr.231]. Quốc hội nói riêng và Nhà nước nói chung cần kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách về thực hành dân chủ thành Hiến pháp, thành hệ thống đồng bộ các đạo luật có tính khả thi cao, không vì và không được để tạo kẽ hở trong luật cho những sự lợi dụng của các nhóm lợi ích phi pháp, tiêu cực. Sau khi có bộ luật cơ bản, Nhà nước cần có cơ chế bảo đảm để Hiến pháp và pháp luật xã hội chủ nghĩa giữ vai trò tối thượng. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không dung

túng đặc quyền ngoài pháp luật dưới bất kỳ hình thức nào. Đảng, Nhà nước, công dân, các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội đều phải tuân thủ, chấp hành pháp luật. Xử lý, trừng trị nghiêm khắc theo pháp luật những hành vi vi phạm pháp luật của mọi cá nhân, tổ chức, bất kể ở cương vị, chức vụ nào. Đổi mới, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bảo đảm nguyên tắc độc lập, tranh tụng trong xét xử, bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo và của đương sự. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của luật sư và các tổ chức bảo trợ tư pháp. Bảo đảm các điều kiện cần thiết về cơ chế, thể chế để khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật như quy định tại điều 103 của Hiến pháp năm 2013.

Thứ ba, trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước trước hết phải bảo đảm thực hiện nguyên tắc phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát có hiệu quả giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Giữa các cơ quan Nhà nước các cấp, các ngành và mọi cá nhân, nhất là người đứng đầu cơ quan phải được phân định rõ ràng, cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm. Tập trung xây dựng hệ thống hành chính Nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo đảm quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.

Nhà nước cần tiếp tục kiện toàn bộ máy của Chính phủ, nâng cao hiệu quả quản lý vĩ mô, nhất là chất lượng quy hoạch, xây dựng thể chế, năng lực dự báo và khả năng phản ứng chính sách trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về quy hoạch và những định hướng phát triển, đồng thời đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành và cơ sở.

Mặt khác, tiếp tục hiện thực hóa ý tưởng về một chính phủ điện tử nhằm giảm bớt những công văn, giấy tờ không cần thiết. Tất nhiên, để có một chính phủ điện tử thì trước hết phải có một công dân điện tử, kế đến là

một văn phòng, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, v.v.. điện tử. Thực tế thời gian qua, nước ta đã triển khai nhiều dự án về chính phủ điện tử nhưng hiệu quả còn thấp, nguyên nhân căn bản là do năng lực vận hành máy tính, sử dụng mạng và các thiết bị truyền tin của cán bộ, công chức nhà nước còn nhiều bất cập.

Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất tốt, tận tuỵ phục vụ nhân dân, có tính chuyên nghiệp cao. Muốn làm được việc này, phải thật sự dân chủ hóa công tác cán bộ; đổi mới cơ chế chính sách phát hiện, tuyển dụng, đề bạt, đãi ngộ xứng đáng, có cơ chế, quy định đánh giá, khen thưởng, kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh. Đồng thời phải thực hiện chế độ trách nhiệm, chế độ công vụ và đạo đức công chức một cách cụ thể, nghiêm ngặt. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức; tinh giản biên chế đi đôi với cải cách tiền lương; nâng cao chất lượng khu vực dịch vụ công và đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp công. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, có cơ chế cụ thể, thuận lợi để nhân dân giám sát các hoạt động của bộ máy Nhà nước, hành vi của công chức. Thực hiện kiên trì, kiên quyết và có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, thu hồi tài sản tham nhũng. Khẩn trương ban hành và thực hiện Luật giám sát và phản biện xã hội.

Thứ năm, cùng với việc hoàn thiện pháp luật và nêu cao trách nhiệm thi hành luật pháp của tổ chức, cá nhân, việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật để hình thành ý thức pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật, hình thành văn hoá pháp luật cho nhân dân là một việc rất quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Mọi người dân, mọi công dân phải được trang bị những tri thức phổ thông cần thiết về pháp luật. Đây là điều kiện để nhân dân nắm lấy pháp luật làm công cụ tự bảo vệ mình và bảo vệ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là phương tiện hữu hiệu để nhân dân chống tiêu cực, làm trong sạch bộ máy Nhà nước của mình.

Trong Nhà nước pháp quyền, mọi cá nhân, tổ chức phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w