DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
3.1.1. Thực chất những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị
Thứ nhất, trên phương diện là một phạm trù chính trị, cả dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều đề cao nguyên lý "quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân". Tuy nhiên, bản chất giai cấp của hai chế độ dân chủ này lại khác nhau.
Trong quan điểm của C.Mác và Ph.Ănghen, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa được xem xét với tư cách là hình thức tổ chức nhà nước, một chế độ xã hội trong đó quyền lực thuộc về nhân dân. Nói cách khác, dù là dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa thì đó đều là phương thức quản lý, điều hành xã hội được xây dựng thành các thiết chế, quy chế, chế độ được bảo đảm về mặt pháp lý và được biểu hiện thành trật tự của tổ chức bộ máy nhà nước, thông qua tổ chức và quản lý để thực hiện quyền lực đối với xã hội.
Trong mối tương quan với quyền lực và chế độ nhà nước, dân chủ được hiểu ở đây là chế độ dân chủ, là nền dân chủ. Chỉ với nghĩa này và trong mối quan hệ này, giữa chế độ dân chủ với chế độ nhà nước thì dân chủ mới là một phạm trù lịch sử và chỉ tiêu vong với nghĩa dân chủ được xây dựng thành chế độ quyền lực và được tổ chức thành chế độ nhà nước. Sự tiêu vong của nhà nước chỉ làm mất đi các hình thái biểu hiện quyền lực bằng nhà nước của dân chủ chứ không làm mất đi nhu cầu xã hội của dân chủ mà thực chất đó là nhân dân trở thành người chủ xã hội, toàn bộ quyền