Giá trị của các công trình tổng quan

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 25 - 28)

Từ những công trình nghiên cứu ở trên, nghiên cứu sinh nhận thấy: Các công trình nghiên cứu được giới thiệu trên đây đã có nhiều đóng góp quan

trọng về mặt khoa học, làm sáng tỏ trên nhiều phương diện lý luận và thực tiễn về dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản:

- Các tác giả đã có nhận thức chung về nội hàm của khái niệm dân chủ: từ nghĩa gốc dân chủ là mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân chủ được tiếp cận trên những góc độ, phương pháp khác nhau và được nhận thức như là phạm trù phức tạp có bản chất nhiều thứ bậc với nội hàm rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy điểm chung tương đối thống nhất trong quan niệm về nội dung dân chủ. Dân chủ được hiểu là chế độ chính trị, hình thức nhà nước khẳng định chủ quyền nhà nước của nhân dân; là quyền làm chủ của nhân dân, trước hết là của giai cấp thống trị; là thành quả đấu tranh của nhân dân chống lại áp bức, bóc lột; là cơ chế, nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của các tổ chức cộng đồng và các tổ chức chính trị - xã hội; là giá trị xã hội, giá trị nhân văn phản ánh trạng thái, mức độ giải phóng con người trong tiến trình phát triển xã hội... Dân chủ không chỉ là phạm trù chính trị mà còn là phạm trù xã hội; không chỉ là thể chế, tổ chức mà còn là cơ chế, giá trị; không chỉ là tư tưởng, quan điểm mà còn là hành vi, phong cách, phương pháp; không chỉ có giá trị nhân loại mà còn có giá trị giai cấp, dân tộc; không chỉ là phạm trù lịch sử mà còn là phạm trù vĩnh viễn; dân chủ là xu thế phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại.

- Các công trình trên có nhận thức chung tương đối thống nhất về nền dân chủ: với những cách tiếp cận khác nhau về dân chủ, các nghiên cứu cho thấy có nhiều loại hình dân chủ, chế độ dân chủ, nền dân chủ với những nội dung, đặc trưng khác nhau; ngay cả một loại hình dân chủ cũng có những biến thể khác nhau. Giữa các loại hình dân chủ, giữa các nền dân chủ, kể cả giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa - là những loại hình dân chủ có sự khác nhau về chất, cũng có những nguyên tắc, cơ chế, giá trị chung, phổ biến cả trên phương diện nội dung, hình thức, cả nhận thức và thực tiễn. Theo đó, nền dân chủ, chế độ dân chủ là một chỉnh thể xã

hội trong đó các giá trị, chuẩn mực, yêu cầu, các nguyên tắc dân chủ được ghi nhận và thực thi trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. Trong xã hội có giai cấp, nền dân chủ là một chỉnh thể hiện thực trong đó có chế độ chính trị, nhà nước, pháp luật dân chủ; sự làm chủ của nhân dân và mang bản chất của giai cấp thống trị; sự đấu tranh, vươn lên không ngừng của nhân dân lao động chống lại các biểu hiện phản dân chủ, phi dân chủ; sự tồn tại, hoạt động tự chủ, tự quản của các tổ chức chính trị, xã hội; sự hiện hữu của các nguyên tắc, giá trị, chuẩn mực dân chủ phản ánh trạng thái, mức độ giải phóng con người.

- Từ những góc độ, khía cạnh khác nhau, các nhà nghiên cứu đã dành sự quan tâm lớn đối với các nội dung của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Có công trình nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vô sản, dân chủ nhân dân, dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ Xôviết. Có công trình nghiên cứu về dân chủ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc trong sự nghiệp cải cách mở cửa, nghiên cứu về dân chủ nhân dân và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới ở Lào và ở Việt Nam. Trong đó có nhiều công trình nghiên cứu sâu về nội dung chính trị, thể chế của dân chủ xã hội chủ nghĩa; cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về dân chủ xã hội chủ nghĩa từ góc độ cơ chế, giá trị xã hội, giá trị văn minh của nó. Đồng thời, cũng đã có công trình quan tâm nghiên cứu nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên một số khía cạnh nội dung qua mỗi đại hội Đảng, qua từng chặng đường đổi mới của đất nước ta (10 năm, 15 năm, 20 năm, 25 năm, 30 năm đổi mới).

Tóm lại, xung quanh vấn đề nhận thức về dân chủ, dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới đã có rất nhiều công trình đề cập đến các khía cạnh, mức độ khác nhau, tùy theo mục đích và phương pháp tiếp cận. Những kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên là tài liệu tham khảo có giá trị về nhiều mặt để

tác giả luận án tham khảo trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và mục đích đề ra.

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w