Vận dụng những điểm tương đồng giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong nhận thức về dân chủ xã hội chủ nghĩa và

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 125 - 127)

dân chủ xã hội chủ nghĩa trong nhận thức về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải gắn với việc chủ động đấu tranh chống quan điểm, hành động sai trái, thù địch về dân chủ

Ngay khi ra đời, chủ nghĩa Mác và sau này là chủ nghĩa Mác - Lênin, đã lập tức trở thành đối tượng phê phán, phủ nhận, xuyên tạc và bác bỏ của các thế lực thù địch. Cũng ngay từ đầu, và trong toàn bộ quá trình hình thành, phát triển hệ thống lý luận của mình, các nhà kinh điển đã phải liên tục đấu tranh không khoan nhượng với rất nhiều quan điểm, hành động sai trái, thù địch dưới mọi màu sắc. Đấu tranh tư tưởng, lý luận là một trong những nội dung cơ bản của đấu tranh giai cấp. Tư tưởng, lý luận vừa phản ánh nội dung đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp về kinh tế, chính trị, vừa làm sứ mệnh dẫn đường, thúc đẩy cuộc đấu tranh về chính trị và kinh tế đi đến thắng lợi. Chính hoạt động đấu tranh chống lại những quan điểm, hành động sai trái, thù địch dưới nhiều hình thức đã tạo động lực thúc đẩy lý luận phát triển. Vì vậy, kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý luận với đấu tranh lý luận là quy luật hình thành, phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và lý luận về dân chủ xã hội chủ nghĩa nói riêng.

Trong những năm gần đây, các phần tử chống đối càng tăng cường lợi dụng vấn đề dân chủ, tự do, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của chúng ta. Đây là vấn đề khó khăn, phức tạp, nhạy cảm đòi hỏi chúng ta cần nâng cao hơn nữa tinh thần cảnh giác, chủ động và kịp thời có những biện pháp đồng bộ và hữu hiệu làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn của chúng. Đồng thời, chúng ta phải đẩy mạnh đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Chủ động, kịp thời

đấu tranh phản bác các quan điểm xuyên tạc, sai trái của các thế lực phản động và thù địch.

Một là, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Đây vừa là điều kiện trọng yếu vừa là nội dung cơ bản đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh, bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Hai là, kết hợp tuyên truyền, phổ biến thông tin lý luận, thực tiễn về dân chủ, nhân quyền với đấu tranh lý luận về dân chủ, nhân quyền một cách công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin khoa học chuyên ngành, thông tin đại chúng, nhất là trên mạng thông tin toàn cầu. Như thế mới có thể dần khắc phục được tình trạng, người dân, nhất là thanh niên, sinh viên, trí thức, kể cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và những người làm công tác tư tưởng, lý luận khó tiếp cận thông tin lý luận chính diện, chính thống nhưng lại dễ dàng tiếp cận thông tin lệch lạc, sai trái, thù địch, kể cả thông tin lý luận và thực tiễn về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Ba là, đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh tư tưởng, lý luận xung quanh vấn đề về dân chủ, nhân quyền. Chú trọng nghiên cứu, phát hiện, dự báo, nhận diện đầy đủ, đúng đắn những tư tưởng, quan điểm, hành vi lệch lạc, sai trái trong nội bộ, những âm mưu, thủ đoạn, luận điệu mới của các thế lực cơ hội, thù địch để từ đó chủ động phê phán, uốn nắn, đấu tranh, ngăn chặn, bác bỏ. Đa dạng hóa hình thức đấu tranh trên cơ sở giữ vững quan điểm và nguyên tắc; mềm dẻo, linh hoạt, nhân văn trong phương pháp; công khai, minh bạch, dân chủ, có lý có tình, nhưng phải kiên quyết, triệt để, không nửa vời, không "nhân nhượng" về lý luận. Đối với

những người có quan điểm khác, cần đối thoại thẳng thắn trên tinh thần khoa học, dân chủ, xây dựng, thuyết phục lẫn nhau bằng lý lẽ khoa học và bằng thực tiễn là chính.

Bốn là, phải đặc biệt coi trọng việc hiện thực hóa tư tưởng, lý luận về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Sức sống của lý luận chính là ở sức mạnh của thực tiễn. Thực tiễn đổi mới, dân chủ hóa các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước, trong đó, trước hết là thực tiễn đổi mới, dân chủ hóa tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị là bằng chứng có sức thuyết phục mạnh mẽ nhất để khẳng định giá trị soi đường của lý luận dân chủ xã hội chủ nghĩa và bác bỏ một cách đanh thép mọi sự xuyên tạc, vu cáo, chống phá của các thế lực phản động, thù địch. Chỉ trên cơ sở hiện thực hóa các giá trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, chỉ khi tạo lập được "thế trận lòng dân" vững chắc thì nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của chúng ta mới có khả năng tự bảo vệ mình trước sự tấn công của cái xấu, cái ác. Lý luận về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa càng được thực thi sâu rộng trong đời sống thì việc kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý luận với đấu tranh lý luận trong quá trình đổi mới tư duy, phát triển lý luận về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam càng thuận lợi và hiệu quả.

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w