Tính chất của các nền dân chủ tác động và quy định sự tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 63 - 67)

đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa

Theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân chủ có tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc, tính toàn nhân loại, tính lịch sử, liên tục và kế thừa của dân chủ, tính mục tiêu và phương tiện của dân chủ. Những tính chất cơ bản này tác động làm cho dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có sự tương đồng nhưng mặt khác lại có những khác biệt căn bản.

Tính giai cấp của dân chủ.

Trong xã hội có giai cấp, dân chủ phản ánh vị thế, vai trò của chủ thể quyền lực trong hệ thống xã hội, nhất là hệ thống quyền lực chính trị trong xã

hội. Do đó, trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, dân chủ bao giờ cũng mang tính giai cấp. Bản chất giai cấp quy định chế độ dân chủ cả về bản chất, chức năng, nội dung và trình độ.

Trong chế độ dân chủ tư sản, tính chất tư sản thể hiện trước hết ở các quan điểm tư tưởng tư sản về dân chủ. Chế độ dân chủ tư sản và quan điểm, tư tưởng dân chủ của giai cấp tư sản thể hiện sâu sắc bản chất, mục đích, lợi ích tư sản hơn bao giờ hết, hơn ai hết. Dân chủ thật sự trở thành công cụ, phương thức, thủ đoạn để bảo vệ chế độ tư hữu tư sản, duy trì lợi ích kinh tế, quyền lực thống trị của giai cấp tư sản, chế độ tư bản chủ nghĩa.

Tính giai cấp của dân chủ tư sản thể hiện rõ nhất ở những thể chế, thiết chế, cơ chế chính trị trong xã hội. Nền dân chủ tư sản, dù ngụy trang, che đậy như thế nào, vẫn lộ rõ là tổ chức quyền lực tập trung của giai cấp tư sản, là công cụ của nền chuyên chính tư sản [76, tr.29].

Trong xã hội còn đối kháng giai cấp, còn tồn tại quan hệ chính trị thì dân chủ cũng như bất cứ quan hệ xã hội nào cũng đều mang bản chất giai cấp sâu sắc. Bản chất giai cấp là yếu tố cơ bản, chủ đạo quy định mục tiêu, nội dung và hoạt động thực hiện dân chủ. Tính giai cấp thẩm thấu, hóa thân vào các đặc điểm khác nhau của dân chủ, đời sống dân chủ xã hội trong sự thống nhất biện chứng, tạo nên nền dân chủ, kiểu loại dân chủ gắn liền với một giai cấp, một dân tộc, một chế độ xã hội và một thời đại lịch sử nhất định.

Tính nhân loại của dân chủ

Cũng như một giá trị văn hóa, xã hội, giá trị dân chủ có tính toàn nhân loại.

Dân chủ là giá trị phổ biến, mang tính nhân loại vì nó phản ánh trình độ phát triển của văn minh nhân loại. Dân chủ không chỉ chịu sự quy định, tác động của các quan hệ giai cấp, quan hệ xã hội trong một quốc gia, mà còn chịu sự chỉ định, ảnh hưởng của trình độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, dân trí, thông tin… của toàn bộ đời sống xã hội, quan hệ quốc tế. Đặc biệt, trong bối

cảnh toàn cầu hóa lan rộng và hội nhập quốc tế, của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự phát triển của truyền thông, mạng xã hội, internet vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo… thì dân chủ hóa là xu thế khách quan, tất yếu đối với tất cả các quốc gia dân tộc. Nhờ đó, tính phổ quát của dân chủ được lan truyền tới mọi quốc gia, mọi dân tộc, vùng, miền [76, tr.29].

Với ý nghĩa giá trị chung toàn nhân loại, dân chủ có tính chung, phổ biến: ý thức, nhu cầu dân chủ, các nội dung dân chủ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; hình thức dân chủ, dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, cách thức bầu cử, ứng cử…; nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số; các cơ chế điều tra, giám sát, phản biện xã hội; trách nhiệm báo cáo, giải trình, tranh luận, thảo luận…dân chủ. Đây chính là yếu tố làm cho dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa dù khác nhau về bản chất nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng với nhau.

Xu thế dân chủ hóa trên thế giới hiện nay cũng là một minh chứng cho tính phổ biến toàn nhân loại của dân chủ. Đối thoại, thương lượng trên tinh thần dân chủ, tôn trọng, bình đẳng, cùng có lợi… được loài người đồng tình, ủng hộ.

Tính nhân dân của dân chủ

Sự thể hiện tính nhân dân của dân chủ dù xem xét dân chủ dưới góc độ nào cũng là một thực tế khách quan. Bản chất giai cấp của dân chủ không triệt tiêu, loại trừ tính nhân dân, xuất phát từ bản chất chung, tự thân của dân chủ là quyền lực của nhân dân. Điều này không tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của giai cấp thống trị - mặc dù sự thể hiện tính nhân dân có thể khác nhau - mà do cơ sở hiện thực của đời sống xã hội, cơ cấu xã hội và lợi ích của các giai tầng trong xã hội quyết định.

Các quan điểm tư tưởng, chế độ dân chủ, các thiết chế, nguyên tắc dân chủ của giai cấp cầm quyền đòi biểu hiện thành giá trị phổ biến của nhân dân,

được thể chế hiến pháp, chuẩn mực xã hội áp đặt cho xã hội. Và cũng vì lẽ đó, giai cấp thống trị không thể không thừa nhận và thực hiện các quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Một chế độ dân chủ, dù ít dân chủ nhất, cũng không thể không có sự tham gia của nhân dân. Hơn nữa các giá trị dân chủ không phải là sản phẩm riêng biệt của một giai cấp nào, chế độ xã hội nào mà là thành quả đấu tranh của nhân dân đem lại. Chính nhân dân, trong lịch sử là lực lượng quyết định sự hình thành, tồn tại, phát triển của dân chủ. Đây cũng là một điểm quan trọng để xem xét sự tương đồng giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa [76, tr.30].

Tính lịch sử và tính kế thừa của dân chủ

Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng cùng cấu thành nên kết cấu của xã hội, hình thái xã hội là sự tồn tại cụ thể và mang tính lịch sử; do đó, dân chủ với tư cách yếu tố thuộc về kiến trúc thượng tầng cũng mang tính lịch sử và cụ thể, không tồn tại "dân chủ phổ quát" ở bên ngoài một giai đoạn lịch sử cụ thể nào đó. Điều này cũng giống như điều mà C.Mác từng khẳng định rằng, quyền lực tuyệt đối không thể vượt ra ngoài kết cấu kinh tế của xã hội và kết cấu kinh tế quy định sự phát triển văn hóa của xã hội.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa, trong xây dựng, phát triển cũng kế thừa có phê phán, có chọn lọc các giá trị dân chủ quá khứ, kể cả dân chủ nguyên thủy, mà trực tiếp là dân chủ tư sản. Chủ nghĩa xã hội, dân chủ xã hội chủ nghĩa không ra đời từ hư vô, cắt đứt liên hệ với lịch sử nhân loại, hoặc đóng cửa biệt lập với thế giới bên ngoài. Sự kế thừa lịch sử là có cơ sở khoa học và mang tính tất yếu. Các xã hội trước đã tạo ra những tiền đề khách quan cho sự phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa [76, tr.29].

Đó là tiền đề kinh tế - xã hội gắn với tính xã hội hóa về lực lượng sản xuất, của cách mạng công nghiệp, của sự ra đời, phát triển giai cấp công nhân và các tổ chức chính trị, xã hội; sự phát triển của khoa học, công nghệ, của

trình độ học vấn, trình độ dân trí, tiền đề về tổ chức, quản lý xã hội; về pháp luật, văn hóa pháp luật, văn hóa chính trị, văn hóa dân chủ; tiền đề về tư tưởng, lý luận dân chủ; về thiết chế, phương thức, hình thức dân chủ… Hơn nữa, từ tất yếu lịch sử về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội do chủ nghĩa xã hội hình thành từ sự phủ định chủ nghĩa tư bản, phát triển lên từ chủ nghĩa tư bản, kết quả tác động của lực lượng sản xuất, lực lượng xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra.

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w