Vận dụng những điểm tương đồng giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 127 - 131)

dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải gắn với điều kiện cụ thể của đất nước và xu thế vận động khách quan của thời đại

Sinh thời, C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh đã có những chỉ dẫn quý báu về những vấn đề có tính nguyên tắc của công tác tư tưởng, lý luận trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Theo các ông, việc vận dụng, phát triển các nguyên lý, luận điểm về chủ nghĩa xã hội, về dân chủ xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.

Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh: phải dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác - Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích đúng đắn những đặc điểm của nước ta để dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta [66, tr.92].

Trong tiến trình đổi mới, Đảng ta khẳng định: "Đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo… đổi mới xuất phát từ thực tiễn và cuộc sống của xã hội Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm tốt của thế giới, không sao chép bất cứ một mô hình có sẵn" [38, tr.631].

Bởi thế, việc vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa cần bám sát và phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nước ta hiện nay và xu thế của thời đại. Cần nhận thức sâu sắc rằng:

Thứ nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi to lớn, khó khăn và sâu sắc chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, từ dân chủ nhân dân tiến lên dân chủ xã hội chủ nghĩa bỏ qua dân chủ tư sản, đó là con đường vận động, phát triển tất yếu khách quan của lịch sử Việt Nam hiện đại.

Tuy nhiên, không thể dừng lại ở nhận thức chung có phần trừu tượng về con đường phát triển dân chủ của dân tộc. Phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước, từ xuất phát điểm cũng như những đặc điểm cơ bản của truyền thống dân chủ của nước ta, từ chiều sâu lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị của dân tộc đến đặc điểm, thành tựu, hạn chế, xu hướng vận động biến đổi của dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, từ đó làm rõ lộ trình, bước đi ngắn hạn và dài hạn với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực đời sống xã hội sao cho việc

thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta ngày càng thiết thực, hiệu quả, đầy đủ, toàn diện, vững chắc và thực chất hơn. Cần làm rõ những kinh nghiệm gì của các nền dân chủ tư sản hiện đại có thể vận dụng vào việc thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Thứ hai, nước ta thực hiện đổi mới, xây dựng phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chủ nghĩa xã hội hiện thực và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế có những bước hồi phục nhưng còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Xây dựng phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện không qua trường học dân chủ tư sản, không kinh qua nền dân chủ tư sản. Bỏ qua chủ nghĩa tư bản, quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong khi chủ nghĩa tư bản đang áp đảo trên nhiều phương diện; bỏ qua dân chủ tư sản tiến lên dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện quan hệ hợp tác sâu rộng với các nước tư bản và các nền dân chủ tư sản. Yếu tố nghịch chiều cản trở sự nghiệp xây dựng phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta không chỉ là những yếu tố vô hình và hữu hình trong nước mà còn đến từ bên ngoài bằng chiến lược "diễn biến hòa bình" quy mô lớn và với nhiều thủ đoạn tinh vi, thâm độc.

Xây dựng, phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa trong khi về cơ bản chưa có một nền sản xuất công nghiệp hiện đại; đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong khi nhân loại đang phát triển kinh tế tri thức và toàn cầu hóa. Xây dựng va phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện một đảng cộng sản duy nhất cầm quyền, bước đầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện cơ cấu xã hội giai cấp, dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng có nhiều biến đổi đa dạng, nhanh chóng, phức tạp… Đó là những đặc điểm khách quan nổi bật không thể thoát ly hay xem nhẹ trong quá trình đổi mới, phát triển nhận

thức về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Thứ ba, tính quá độ là một đặc điểm khách quan nổi bật của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đến nay, có mặt đã ở trình độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, có khía cạnh đang là định hướng xã hội chủ nghĩa, có khía cạnh còn ở trình độ thấp hơn nữa. Công cuộc xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta phải làm rất nhiều công việc phức tạp mang tính quá độ.

Yêu cầu đặt ra đối với việc vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa là cần xác định rõ: Những công việc nào mà chúng ta đang làm để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là công việc mà dân chủ tư sản ở nhiều nước đã làm cách đây mấy trăm năm; đâu lả những việc mà nền dân chủ tư sản ở các nước tư bản phát triển đang thực hiện. Mặt khác, cần phải khẳng định những việc nào chúng ta đang làm là những công việc mà chủ nghĩa tư bản không làm và dân chủ tư sản không thể làm được. Có việc không thể chần chừ, trì trệ, nhưng cũng không thể nôn nóng, vội vàng. Có việc phải đi tắt, đón đầu nhưng có việc không thể đốt cháy giai đoạn. Đấy là những điều cần phải đặc biệt lưu ý trong việc vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta cả trên phương diện nhận thức và thực tiễn.

Yêu cầu vận dụng những điểm tương đồng giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải gắn với điều kiện cụ thể của đất nước và xu thế vận động khách quan của thời đại thực chất cũng là nhấn mạnh việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có sự thống nhất hài hòa giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại. Bảo đảm quá trình vận dụng để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ ở nước ta

không những kế thừa được những di sản dân chủ quý báu trong chiều sâu văn hóa của dân tộc Việt Nam mà còn tiếp thu những giá trị dân chủ tiến bộ của nhân loại, trong đó có giá trị dân chủ tư sản đương đại; không những làm cho nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa mang lại những lợi ích thiết thân về dân chủ, tự do, công bằng, hạnh phúc cho đông đảo nhân dân vừa bảo đảm chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị với thế giới, với các thể chế dân chủ tư sản. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, đi đến tận cùng giá trị của nhân dân và dân tộc tất yếu sẽ gặp gỡ và vươn lên tầm giá trị nhân loại một cách tự nhiên.

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 127 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w