Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 51 - 53)

dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị

Dân chủ trong chính trị cho phép làm sáng tỏ vấn đề bản chất của hệ thống chính trị, mối quan hệ giữa đảng cầm quyền với nhà nước, giữa nhà nước với xã hội công dân.

Dưới góc độ chính trị, bản chất giai cấp của dân chủ, chế độ dân chủ của nhà nước và các thiết chế chính trị khác được bộc lộ rõ nét. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, dân chủ trong chính trị phản ánh một cách trực tiếp tương quan về lợi ích và quyền lực giữa các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội. Một mặt, chế độ dân chủ đó được xác lập nhằm bảo vệ lợi ích và

quyền lực của giai cấp thống trị. Mặt khác, chế độ dân chủ đó cũng thừa nhận ở những mức độ nhất định quyền và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Đó chính là những giá trị dân chủ mà các giai cấp, tầng lớp bị trị giành được trong cuộc đấu tranh với giai cấp thống trị [112, tr.60].

Dân chủ trong lĩnh vực chính trị thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, dân chủ trong việc xây dựng, hoạt động của hệ thống chính trị. Các đảng phái chính trị được tổ chức và hoạt động phải dựa trên các nguyên tắc dân chủ, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật; phải có quan hệ, liên hệ chặt chẽ của công dân, tôn trọng, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu dân chủ của công dân. Nhà nước là bộ máy quyền lực, thể hiện tập trung ý chí, quyền lợi, quyền lực, quyền làm chủ của người dân về chính trị, là công cụ thực hiện và bảo đảm quyền làm chủ, quyền dân chủ, bình đẳng của công dân trên các lĩnh vực. Đấu tranh ngăn chặn, xử lý và loại bỏ những quan điểm, hành động xâm phạm đến tính mạng, tài sản, quyền làm chủ của công dân; thực hiện các chính sách đối ngoại, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc… Do đó, dân chủ trong xây dựng và hoạt động của nhà nước phải làm cho công dân được thực hiện và bảo đảm các quyền dân chủ trong toàn bộ các nội dung, các khâu, các bước xây dựng và hoạt động của nhà nước. Phát huy vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng thể chế nhà nước, dân chủ từ việc quyết định cơ cấu tổ chức, lựa chọn đội ngũ cán bộ đến ban hành các chủ trương, chính sách, đối nội, đối ngoại; xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Thứ hai, ban hành và thực hiện các cơ chế dân chủ trong việc giải quyết các quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống chính trị một cách dân chủ. Đó là quan hệ lãnh đạo - quản lý - làm chủ nhằm phát huy được vai trò, chức năng của mỗi thành tố, tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do dân chủ về chính trị như: lập hội, biểu tình, ngôn luận…

Thứ ba, công dân được tham gia vào công việc quản lý xã hội, quản lý nhà nước.

Thứ tư, quyền làm chủ chính trị của công dân được bảo vệ.

Cơ sở chính trị là mặt biểu hiện trực tiếp của dân chủ. Đó chính là quyền lực chính trị, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân. Công dân có thể thực hiện quyền này thông qua phương thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Các quyền này được thể chế hóa bằng luật.

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w